Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Khả năng tham gia sáng kiến EITI của Việt Nam

05/03/2012 10:26:55 AM

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Tư vấn Phát triển (CODE) đã công bố nghiên cứu và báo cáo “Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) và khả năng tham gia của Việt Nam.”

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng ngành công nghiệp khai khoáng và khả năng tham gia sáng kiến EITI của Việt Nam.

Ngoài việc rà soát các văn bản, chính sách hiện hành của Nhà nước và thu thập các thông tin thứ cấp, tư vấn chuyên gia... nghiên cứu này cũng đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 21 đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản, dầu khí quan trọng; đồng thời gửi bảng hỏi phỏng vấn tới 16 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, để thu thập những thông tin và ý kiến của họ về tham gia sáng kiến EITI.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ về khai thác khoáng sản, dầu khí, bao gồm các quy trình về thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và quản lý thu chi ngân sách.

Tuy vậy, nghiên cứu cũng cho thấy hiện đang có khoảng cách nhất định giữa những quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý, giữa nội dung văn bản và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác khoáng sản.

Nhiều nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản chưa hoặc không thực hiện. Tình trạng trốn thuế tài nguyên (chủ yếu là do khai báo không đúng sản lượng để tính thuế và sản lượng khai thác thực tế), vận chuyển, buôn bán lậu... diễn ra phổ biến ở các địa phương. Công tác quản lý và khai thác nguồn thu-chi từ công nghiệp khai thác chưa thật sự chặt chẽ dẫn tới thất thu ngân sách.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp phải trả những khoản không chính thức làm giảm lợi nhuận và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi quyết toán.

Đặc biệt, việc công khai thông tin cũng như trách nhiệm giải trình của các bên trong công nghiệp khai khoáng còn rất hạn chế. Kết quả đa phần người dân chưa thể giám sát được nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản; cũng như họ chưa thấy được lợi ích thực sự từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, nên đã và đang xuất hiện tình trạng xung đột, tranh chấp giữa người dân và doanh nghiệp ở một số địa phương.

Đồng thời, việc thiếu minh bạch trong hoạt động thu nộp ngân sách cũng dẫn tới tình trạnh cạnh tranh không bình đẳng giữa các thành phần doanh nghiệp, tạo kẽ hở cho tham nhũng.

Kết quả khảo sát các bên liên quan bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp khai thác và tổ chức xã hội, đa số ý kiến đều cho rằng cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch và tính công khai thông tin trong ngành công nghiệp khai thác.

Phần lớn các bên liên quan được phỏng vấn là các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Kiểm toán Nhà nước; các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất... đều mong muốn Việt Nam nên tham gia EITI, nhằm tạo ra một môi trường minh bạch hơn trong ngành khai thác.

Chỉ duy nhất một cơ quan được hỏi không ủng hộ vì lý do liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực dầu khí.

Nghiên cứu và báo cáo “Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng và khả năng tham gia của Việt Nam” cũng đã khuyến nghị phạm vi thực thi EITI trong giai đoạn đầu chỉ nên tập trung vào các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực như dầu khí, than và titan. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Ủy ban EITI, bởi xác định “ngưỡng” số liệu phải thực hiện báo cáo của các doanh nghiệp là do quy định của các quốc gia.

Qua điều tra, nhiều doanh nghiệp trong số này cho biết họ sẽ sẵn sàng tham gia thực thi EITI, vì việc thực thi sẽ có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi thực thi EITI sẽ được mở rộng đối với doanh nghiệp nhỏ hơn và các loại khoáng sản khác, trong các giai đoạn tiếp theo khi Việt Nam thực sự có đủ kinh nghiệm và năng lực trong việc thực thi EITI./.

Theo Vietnamplus

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?