Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức - Sự kiện

IFC giúp ngành xây dựng tăng khả năng cạnh tranh

27/05/2013 3:30:53 PM

Chiều 24/5, Tổ chức tài chính Quốc Tế (IFC) và Bộ Xây dựng  đã ký kết thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Chương trình dự kiến sẽ được thực hiện từ năm 2013 đến 2017 với mục tiêu tiết kiệm khoảng 15% mức năng lượng tiêu thụ trên mỗi mét vuông sàn của các công trình xây mới.

Chương trình Tư vấn Cải thiện Môi trường Đầu tư của Nhóm Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các chính phủ thực hiện các cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích và duy trì đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển các thị trường giàu khả năng cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Các hoạt động được thực hiện nhờ vào nguồn vốn của Nhóm Ngân hàng Thế giới (IFC, MIGA, và Ngân hàng Thế giới) và hơn 15 đối tác tài trợ khác thông qua cơ chế tài trợ đa phương FIAS.

Cụ thể, theo thỏa thuận, từ tháng 5/2013 đến tháng 6/2017, IFC sẽ triển khai Chương trình Tư vấn Cải thiện Môi trường Đầu tư của Nhóm Ngân hàng Thế giới cùng với Bộ Xây dựng thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển công trình xanh nhằm giảm chi phí năng lượng và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo đó, IFC sẽ hỗ trợ Bộ Xây dựng nâng cao năng lực để triển khai Quy chuẩn "Các Công trình Xây dựng Sử dụng Năng lượng Hiệu quả". IFC cũng sẽ hỗ trợ Bộ Xây dựng soạn thảo bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng để triển khai Quy chuẩn, cũng như tài liệu tập huấn về hiệu quả năng lượng của công trình, xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động phát triển công trình xanh ở Việt Nam.

Bà Wendy Werner, Giám đốc Chương trình Tư vấn Cải thiện Môi trường Đầu tư của IFC khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho biết: Ngành xây dựng là một trong những ngành tiêu thụ năng lượng nhiều nhất ở Việt Nam, chiếm tới khoảng 36% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ giúp chủ công trình giảm được chi phí vận hành, đồng thời góp phần vào tiến trình tăng trưởng kinh tế thải ít cácbon.

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, mức tiêu thụ điện năng của Việt Nam đã tăng vọt trong khoảng từ năm 1998 đến 2008, góp phần đáng kể vào mức tăng xả thải điôxit cácbon ước tính trung bình 12% mỗi năm. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành xây dựng sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính 8-10% trong giai đoạn 2011-2020. Chương trình hợp tác giữa IFC và Bộ Xây dựng được triển khai cũng được sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Sỹ.

Còn theo bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng tin tưởng Thỏa thuận hợp tác này nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của ngành xây dựng, phát triển công trình xanh và sẽ góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Tiết kiệm Năng lượng và Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh của Việt Nam.

Theo eFinnance *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?