Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Chạy đua cải thiện môi trường đầu tư

20/12/2012 2:47:20 PM

Đang có cuộc chạy đua của nhiều địa phương trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh.

Vào tháng 1/2013 tới đây, quy định đầu tiên về trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp sẽ được UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành. Nguyên tắc được thống nhất là, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm toàn bộ nếu các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong lĩnh vực không được giải quyết đúng trình tự.

Có nghĩa là, giới đầu tư - kinh doanh tại Bắc Ninh có thể yên tâm rằng, bất cứ kiến nghị nào gửi tới cấp chính quyền địa phương đều có câu trả lời trong đúng thời gian được công bố. Điều này cũng có nghĩa, các cơ quan có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ không có lý do gì để bỏ qua các kiến nghị từ doanh nghiệp, dù là sự vụ của doanh nghiệp hay là các vấn đề liên quan đến chính sách của Nhà nước.

Đây là phương án tối ưu cũng như kỳ vọng của những người tham gia soạn thảo. Theo ông Nguyễn Phương Bắc, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, cách thức quy định trách nhiệm người đứng đầu với các vấn đề bức xúc của địa phương đã giải quyết được khá nhiều vấn đề. “Quan trọng là sẽ không còn tình trạng vin lý do chưa giải quyết xong vì cấp dưới chậm trễ”, ông Bắc phân tích về mô hình tạo áp lực trách nhiệm với các vị trí đứng đầu để thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ của môi trường kinh doanh của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.

Tất nhiên, việc thực thi các quy định mới sẽ có nhiều việc phải bàn, song thông điệp mà Bắc Ninh đưa ra chắc chắn sẽ tạo nên những dịch chuyển mạnh mẽ trong trách nhiệm đối thoại từ cả phía chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong năm tới. Điều quan trọng, mô hình sẽ tạo cho các doanh nghiệp vị thế bình đẳng, sòng phẳng trong tiếp cận thông tin từ chính quyền, thay vì phải tìm cách đi các con đường vòng để giải quyết công việc của mình.

Trong khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kết thúc vào tháng 9/2012 vừa rồi, với gần 8.200 doanh nghiệp trên cả nước, có tới 87,39% doanh nghiệp chưa từng tham gia ý kiến liên quan đến các quy định, chính sách của chính quyền địa phương. Lý do mà các doanh nghiệp này không tham gia chủ yếu bởi e ngại va chạm với chính quyền địa phương và không nhận được sự giải đáp đúng yêu cầu.

“Cũng còn lý do là đang có những cách thức khác hiệu quả hơn, như trao đổi trực tiếp với các vị trí có trách nhiệm của địa phương. Tuy nhiên, cách thức này chỉ có lợi cho một số doanh nghiệp thân cận. Còn với môi trường đầu tư – kinh doanh chung, nếu chính quyền địa phương thể hiện mong muốn làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp để giải quyết vấn đề của họ, thì doanh nghiệp không có quan hệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ e ngại, hoặc sẽ phải tìm cách để có quan hệ”, ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phân tích.

Có thể đây là một trong nhiều lý do mà nhiều địa phương như Hà Nội vẫn đang bị xếp hạng không cao về tính minh bạch trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thẳng thắn thừa nhận, doanh nghiệp thường tìm cách gặp lãnh đạo bằng mọi cách để giải quyết các vấn đề của mình. “Đơn cử như vấn đề đất đai, địa điểm kinh doanh tại Hà Nội có giới hạn, số lượng nhà đầu tư muốn tiếp cận lớn. Vậy là doanh nghiệp tìm mọi cách, mọi quan hệ để gặp trực tiếp các lãnh đạo. Trong trường hợp này, doanh nghiệp gặp được hay không gặp được lãnh đạo đều tạo ra những hình ảnh không thuận cho môi trường kinh doanh”, ông Quyền nói.

Hà Nội đang bắt đầu triển khai cách thức thu hút đầu tư theo quy hoạch để giải quyết dần tình trạng này. “Năm 2012 được Hà Nội xác định là năm quy hoạch. Hiện đã có 43/39 quy hoạch các loại được phê duyệt. Trên cơ sở này, năm 2013, hoạt động kêu gọi đầu tư sẽ được thực hiện bám sát theo quy hoạch đã công bố. Các hình thức đầu tư như BOT cũng được Hà Nội hoàn tất quy trình theo hướng đấu thầu rộng rãi”, ông Quyền cho biết.

Tuy nhiên, nỗ lực trong tìm kiếm thực tiễn tốt để cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh của các địa phương dường như không phải chỉ ở mô hình, cách thức thực hiện. Theo bà Nguyễn Thị Liên, thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên, quan trọng vẫn là trách nhiệm, tính nghiêm túc với các ý kiến của doanh nghiệp từ lãnh đạo địa phương. “Nếu chúng tôi kiến nghị mà không nhận được phản hồi, bị bỏ qua thì doanh nghiệp sẽ chẳng muốn nói thật, không muốn chia sẻ. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm trong từng ý kiến gửi tới chính quyền địa phương”, bà Nguyễn Thị Liên thẳng thắn.

Thực tế của Lào Cai khi xây dựng chuyên mục hỏi – đáp trên Trang thông tin của tỉnh đã chỉ rõ mối tương quan về trách nhiệm này. “Thời gian đầu, cán bộ của các sở, ngành mệt bơ phờ vì phải trả lời hàng trăm câu hỏi được gửi tới. Hiện tại, câu hỏi đã ít hơn, tập trung hơn vì doanh nghiệp có ý thức tìm kiếm câu trả lời cho vuớng mắc của mình trước khi đặt câu hỏi”, ông Tuấn chia sẻ thông tin.

Theo baodautu

 

Các tin khác:

DN “họ” khoáng sản loay hoay tìm vốn ()

ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 46,5 tỷ USD ()

Nhà thầu xây dựng chuyển hướng đầu tư ()

Chủ tịch VCCI: Tín hiệu tốt cho doanh nghiệp đầu tư ()

Cổ phiếu khoáng sản khó về đích ()

Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 ()

Nhiều cơ hội xuất khẩu vật liệu xây dựng sang Campuchia ()

Doanh nghiệp thép, khoáng sản Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm đối tác Việt ()

SCG mở rộng sản xuất xi măng xám ()

Cấp 140 triệu USD cho PVEP đầu tư phát triển và khai thác dầu khí ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?