Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thông tin đầu tư

Cổ phiếu khoáng sản khó về đích

23/11/2012 10:07:04 AM

Với kết quả kinh doanh 9 tháng của các doanh nghệp khoáng sản đang niêm yết mới được công bố, nhiều khả năng những doanh nghiệp này sẽ khó hoàn thành kế hoạch năm 2012.

Nỗi lo hàng tồn

Đối với các doanh nghiệp khai thác than, hàng tồn kho chính là nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh  không như kỳ vọng. Theo thống kê, tổng sản lượng tiêu thụ toàn ngành giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do suy thoái kinh tế khiến khách hàng tiêu thụ trong nước (xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng) mua vào thấp hơn nhiều so với khối lượng 2 bên đã ký kết hợp đồng từ cuối năm 2011, dẫn tới tăng số dư hàng tồn kho. Tính đến hết tháng 10, sản lượng tồn kho của toàn ngành than khoảng 9,8 triệu tấn.

Theo tính toán của CTCK FPT (FPTS), dựa trên kết quả kinh doanh của 8 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK (chủ yếu trên sàn HNX), tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp này vào cuối quý III-2012 lên đến 2.148 tỷ đồng.

Hàng tồn kho cao kéo theo chi phí bán hàng, lưu kho bãi và dự phòng giảm giá hàng tồn tăng cao, trong khi giá bán bình quân giảm do mức cầu tiêu thụ toàn thị trường thấp. Đây là nguyên nhân chính khiến biên lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác than đi xuống.

Thêm vào đó, đa số doanh nghiệp than có tiềm lực tài chính thấp, dẫn tới phát sinh chi phí tài chính lớn làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Trong 8 doanh nghiệp than đang niêm yết, chỉ có CTCP Than Núi Béo (NBC) có tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ năm trước. Theo BCTC quý III-2012 NBC công bố, lợi nhuận sau thuế trong quý III-2012 tăng 65% so với cùng kỳ năm 2011. Dù đạt được mức tăng khá ấn tượng, nhưng đến thời điểm kết thúc quý III-2012, NBC mới chỉ hoàn thành được 64% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Thế nhưng, nếu so với các doanh nghiệp còn lại tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của NBC vẫn khả quan hơn nhiều. Chẳng hạn CTCP Than Vàng Danh (TVD) mới đạt 8%, CTCP Than Cọc Sáu (TC6) 26%, CTCP Than Hà Lầm (HLC) 32%, CTCP Than Mông Dương (MDC) 33%, CTCP, CTCP Than Hà Tu (THT) 47%. Đặc biệt, đến hết quý III-2012, lợi nhuận lũy kế 9 tháng của CTCP Than Đèo Nai (TVD) âm 16,47 tỷ đồng. Như vậy với những kết quả này, việc hoàn thành kế hoạch năm của các doanh nghiệp khai thác than không nhiều, nếu không nói là bất khả thi.

Khó khăn kép

Bên cạnh nỗi lo đầu ra, các doanh nghiệp khai thác khoán sản lại phải “đau đầu” với chính sách hạn chế khai thác. Những năm gần đây, Nhà nước tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản thông qua Chỉ thị 02/CT-TTg, nhằm hạn chế thực trạng khai thác tràn lan với số lượng giấy phép khai thác tăng cao trong các năm gần đây (chưa kể tới các hoạt động khai thác ngoài giấy phép).

Kể từ ngày 1-7-2012, quy định ngừng xuất khẩu quặng ilmenite thô, quặng sắt, quặng và tinh quặng chì-kẽm, đồng, cromit, mangan, apatit và không cấp phép khai thác mới đối với quặng titan sa khoáng, vàng sa khoáng, mỏ vàng, đồng thời đóng cửa các mỏ không khai thác hiệu quả. Quy định mới này ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp sắp hết hạn giấy phép khai thác, hoặc một phần lớn doanh thu thu được từ xuất khẩu tinh quặng.

Theo thống kê của FPTS, đến thời điểm hiện nay có 10/12 doanh nghiệp khoáng sản công bố kết quả kinh doanh quý III-2012, nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái gồm: CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS), tăng 31% do tiết giảm chi phí đầu vào đẩy lợi nhuận tăng lên trong khi doanh thu không thay đổi nhiều; CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) tăng 58% nhờ xuất khẩu titan chế biến làm tăng biên lợi nhuận; CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), tăng 49% nhờ được hưởng lợi do biến động giá vàng trong nước.

Ngược lại, cũng có 3 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng là con số âm gồm: CTCP Tài nguyên (TNT), CTCP Khoáng sản Mangan (MMC) và CTCP Khoáng sản Bắc Kạn (BKC). Như vậy, ngoài một số ít doanh nghiệp có khả năng về đích nhờ duy trì được đà tăng trưởng, phần nhiều các doanh nghiệp khoáng sản đang đối mặt với nguy cơ vỡ kế hoạch năm 2012.

Theo Sài Gòn đầu tư tài chính

 

Các tin khác:

Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 ()

Nhiều cơ hội xuất khẩu vật liệu xây dựng sang Campuchia ()

Doanh nghiệp thép, khoáng sản Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm đối tác Việt ()

SCG mở rộng sản xuất xi măng xám ()

Cấp 140 triệu USD cho PVEP đầu tư phát triển và khai thác dầu khí ()

Dự án “chết”, nhà đầu tư về đâu? ()

Xuất khẩu 2012-2013: Chờ đợi hay chủ động đương đầu với khó khăn? ()

Đầu tư công - đ­ộng lực cho phát triển kết cấu hạ tầng? ()

Bộ GTVT "ưu ái quá mức" cho một số nhà thầu ()

Quản lý đầu tư BĐS: “Dục tốc bất đạt” ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?