Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Xuất khẩu xi măng

Tình hình xuất khẩu xi măng 4 tháng đầu năm

01/06/2017 3:20:24 PM

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,93 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá xuất khẩu thu về đạt 67,41 triệu USD; tăng 6,7% về lượng và 7,6% về trị giá so với tháng 3/2017.

Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,73 triệu tấn xi măng và clinker, tương đương với trị giá thu về đạt 235,07 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2016, lượng xuất khẩu xi măng và clinker trong 4 tháng đầu năm đã tăng 12,8% về lượng và 7,9% về trị giá.

4 tháng đầu năm, Bangladesh và Phillippines vẫn là hai thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam; trong đó, thị trường Bangladesh có trị giá xuất khẩu chiếm tỉ trọng xấp xỉ 37% và thị trường Phillippines chiếm tỉ trọng hơn 32% tổng trị giá xuất khẩu của toàn ngành.

Số liệu xuất khẩu clinker và xi măng trong tháng 4/2017 tại một số thị trường chính:


 
1. Xuất khẩu xi măng gặp khó

Theo đại diện VNCA cho biết, Việt Nam đã từng lọt vào các nước xuất khẩu xi măng và clinker cao của thế giới (khoảng 20 triệu tấn) nhưng sau năm 2014, tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam bắt đầu giảm sút, không chỉ giảm về khối lượng mà giá xuất khẩu cũng giảm do cạnh tranh của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu xi măng đang khó lại càng khó hơn khi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Mặt khác, từ ngày 1/7/2016 Nghị định 100/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 209/2013/NĐ-CP) tại khoản 11 Điều 3 quy định sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ được xếp vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Còn từ ngày 1/9/2016 Nghị định 122/2016/NĐ-CP tại phụ lục 1 - biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế ở mục 21 quy định vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5%.


Theo ông Nguyễn Hoàn Cầu, Tổng Thư ký VNCA, khi hai nghị định trên được thực thi, các DN xi măng cho rằng chi phí xuất khẩu tăng lên làm giảm sức cạnh tranh của xi măng Việt và xuất khẩu khó khăn sẽ khiến thị trường xi măng trong nước bị ảnh hưởng lớn.

Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng thản thở đang phải đối mặt với tình trạng ngưng sản xuất hoặc có nguy cơ phá sản thì VNCA cho hay các nhà máy xi măng trong nước buộc phải hoạt động cầm chừng, hệ số sử dụng công suất đang giảm mạnh, chỉ ước đạt 80% tổng công suất thiết kế.

2. Xi măng không thuộc nhóm chịu thuế 5 - 20%

Liên quan đến việc áp dụng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng xi măng gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng, ngày 16/5 vừa qua, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Hiệp hội Xi măng Việt Nam và các đơn vị có liên quan.

Theo đó, Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để sớm trình Quốc hội xem xét, sửa đổi quy định tính thuế đối với mặt hàng xi măng, trong đó cho rằng xi măng là thành phẩm, không thuộc nhóm vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm chịu thuế xuất khẩu 5 - 20%.

Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cũng yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá việc thực hiện quy định về xác định tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên đối với xi măng cũng như các sản phẩm khác để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế và góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp xi măng.

Do đó, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, chỉ đạo Tổng cục hải quan dừng việc yêu cầu các doanh nghiệp bổ sung những giấy tờ không phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.
 
Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Tháng 4: Xuất khẩu xi măng ước đạt 1,92 triệu tấn ()

Thuế xuất khẩu xi măng 5% chưa phù hợp thực tế ()

3 tháng: Xuất khẩu xi măng đạt 4,82 triệu tấn ()

Bị áp thuế xuất khẩu, doanh nghiệp xi măng lo lắng ()

Năm 2017: Xuất khẩu xi măng ngày càng đi vào ngõ hẹp ()

Xuất khẩu xi măng gặp khó do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng ()

Xuất khẩu xi măng giảm trong tháng 1/2017 ()

Năm 2016: Xuất khẩu xi măng và clinker đạt gần 15 triệu tấn ()

Năm 2017: Xi măng An Giang xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Philippines ()

11 tháng: Xuất khẩu xi măng giảm 7,3% ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?