Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Xuất khẩu xi măng

Thuế xuất khẩu xi măng 5% chưa phù hợp thực tế

11/05/2017 11:14:12 AM

Ngày 4/5 vừa qua, lần đầu tiên Cục trưởng Cục thuế xuất nhập khẩu, Tổng Cục Hải quan Lưu Mạnh Tường đã có cuộc đối thoại trực tiếp để lắng nghe, trao đổi với doanh nghiệp sản xuất xi măng và luật sư về các vấn đề có vướng mắc mức thuế mới cho xi măng xuất khẩu.

Với tư cách là đơn vị thực thi của Tổng Cục Hải quan, đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ông Tường diễn giải về căn cứ áp thuế  mới xi măng cũng như việc đặt ra tỷ lệ 51% giá trị tài nguyên, khoáng sản chi phí năng lượng để tính thuế đối với mặt hàng xi măng.
 

Ông Lưu Mạnh Tường, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu Tổng Cục Hải quan.

Theo ông Tường, sở dĩ có quy định như vậy vì Nhà nước chủ trương không khuyến khích xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, mà chỉ sử dụng cho sản xuất trong nước. Bởi thực tế vừa qua có rất nhiều sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản,.. chỉ được chế biến thô sơ rồi xuất khẩu đi, cũng có nhiều mặt hàng chiếm tới 70% đến 80% là tài nguyên, khoáng sản, năng lượng. “Việc xem xét tạm dừng áp dụng mức 5% đối với mặt hàng xi măng xuất khẩu  là rất khó, vì mức 5% hiện nay là mức thấp nhấp trong khung thuế từ 5 - 20%”, ông Tường cho biết.

Sau phát biểu của đại diện Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam, TS Nguyễn Quang Cung cho rằng, rất khó để xác định chi phí năng lượng 51% đối với mặt hàng xi măng. Không những thế, nếu xem xuất khẩu xi măng là xuất khẩu tài nguyên và cần hạn chế thì là quan niệm hết sức sai lầm. Vì ngay cả chính sách của Nhà nước vẫn nêu rõ là khuyến khích xuất khẩu xi măng.
 

TS. Nguyễn Quang Cung (thứ 3 từ trái sang) trao đổi với các doanh nghiệp, Luật sư và đại diện Tổng Cục Hải quan.

Theo ông Cung, việc áp dụng mức thuế suất 5% đối với xi măng xuất khẩu hiện nay là chưa phù hợp với điều kiện thực tế: Việt Nam đang dư thừa trên 35 triệu tấn xi măng mỗi năm, vậy nếu không khuyến khích xuất khẩu, lượng xi măng bị dồn ứ lại thì rất khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước. 

Do vậy, cần phải giải quyết những vướng mắc về biểu thuế liên quan căn cứ 51% hiện nay để xi măng "thông quan" dễ dàng hơn. Trong đó, đề xuất áp cách đánh thuế xi măng xuất khẩu tương tự như cách tính thuế thu nhập cá nhân, nghĩa là cứ vượt quá ngưỡng thì mới tính thuế và chỉ tính phần vượt ngưỡng. Còn như hiện này, nếu vượt quá 51% thì cả phần trên 51% và dưới 49% đều phải bị áp thuế, rất bất cập.
 

Đại diện Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (thứ 3 từ trái sang) và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xi măng.

Thông tin thêm về tình hình sản xuất xi măng, đại diện Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, kế hoạch trong năm 2017 của Tổng Công ty Vicem là sản xuất 28 triệu tấn xi măng, trong đó, 25 triệu tấn phục vụ nhu cầu trong nước và 3 triệu tấn còn lại mục tiêu là phải xuất khẩu. 

Thế nhưng, rào cản về áp thuế xuất khẩu đối với  mặt hàng này vô hình trung đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn, đời sống của nhân công bị ảnh hưởng. Do vậy, việc áp mức thuế suất này đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp kinh doanh xi măng - Công ty Cổ phần Vicem Thương mại Xi măng cho rằng, quy định về biểu thuế này cần phải xem xét lại cho phù hợp với tình hình của thị trường xi măng trong nước. Còn nếu lấy lý do là hạn chế sử dụng tài nguyên để áp thuế cho xi măng xuất khẩu thì doanh nghiệp nhận thấy chưa thỏa đáng. Hơn nữa, doanh nghiệp tự kê khai chi phí năng lượng trên hoặc dưới 51 % thì khó có thể đảm bảo tính chính xác, khách quan.
 

Ông Ngô Đức Lưu, đại diện Công ty Cổ phần Vicem Thương mại Xi măng.

Trước những ý kiến phân tích và đề xuất trên, đại diện Tổng Cục Hải quan cho biết sẽ tiếp thu ý kiến, kiểm tra lại việc thực thi các quy định về áp thuế 5% đối với xi măng xuất khẩu như hiện nay và sẽ có tham vấn cho cơ quan chức năng để có thể có chính sách phù hợp.

Có thể nói, kể từ khi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và Nghị định 122/2016/NĐ-CP đi vào cuộc sống, cùng với việc thuế xuất khẩu xi măng chuyển từ 0% thành 5%, đây là một trong những lần hiếm hoi mà cơ quan Nhà nước nói chung, đại diện Tổng Cục Hải quan nói riêng gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy sự chuyển biến của chương trình “Chính phủ kiến tạo phát triển” mà Chính phủ đang quyết tâm thực hiện.
 
Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?