Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Lạng Sơn: Hiệu quả chương trình phát triển vật liệu xây không nung

01/12/2016 11:34:50 AM

Sau 6 năm triển khai thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2012 đến nay số cơ sở sản xuất gạch xây không nung tăng mạnh, 100% công trình sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước đều sử dụng gạch xây không nung hợp quy.


Sản phẩm gạch bê tông hợp quy của Công ty Cổ phần ACC 78.

Thực hiện Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn và các huyện, thành phố đã ban hành 20 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Theo đó, tốc độ sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng tăng mạnh theo từng năm. Nếu như năm 2012, thời điểm UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 52 ngày 5/9/2012 (về chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến và lò đứng liên tục), trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ có 121 cơ sở với năng lực sản xuất 136 triệu viên/năm. Đến hết tháng 11/2016 số cơ sở sản xuất đã tăng lên 211 cơ sở với năng lực sản xuất 170 triệu viên (chủ yếu là gạch bê tông xi măng cốt liệu bột đá). Trong đó có 7 doanh nghiệp (tổng năng lực sản xuất 100 triệu viên/năm) đã thực hiện công bố hợp quy sản phẩm phù hợp với các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn Việt Nam 16: 2014/BXD.

Năng lực sản xuất tăng mạnh, sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chất lượng đã đáp ứng được niềm tin của người tiêu dùng, tác động tích cực tới thị trường tiêu thụ từ nông thôn đến thành thị.

Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng, tính đến tháng 11/2016, toàn tỉnh đã có 146 công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước sử dụng vật liệu xây không nung hợp quy, với số lượng gạch xây không nung đã sử dụng đạt gần 12 triệu viên. Đối với các công trình nhà dân, hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, nhưng qua thực tế theo dõi của ngành chức năng tại các huyện cho thấy, số dự án người dân sử dụng gạch xây không nung tại khu vực nông thôn chiếm tới trên 60%.

Ngoài đẩy mạnh sản xuất gạch xây không nung bằng chất liệu bê tông xi măng cốt liệu bột đá, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nghiên cứu lập dự án tận dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện Na Dương để sản xuất vật liệu xây không nung. Được biết hiện doanh nghiệp này đã lấy mẫu tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện Na Dương thực hiện thí nghiệm, sản xuất thử. Nếu các kết quả được công bố đủ tiêu chuẩn chất lượng và sản xuất đại trà, thì hằng năm, gần 400.000 tấn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện Na Dương sẽ được tận dụng triệt để làm vật liệu xây không nung, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Sỹ Tân, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, qua 6 năm thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung, nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của chương trình được nâng lên rõ rệt. Các huyện đều có văn bản chỉ đạo cũng như giải pháp để triển khai đưa chương trình vào thực tiễn có hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã chủ động xây dựng các phương án đầu tư, tìm kiếm công nghệ  tiên tiến vào sản xuất, cung cấp cho thị trường sản phẩm đạt chất lượng và từng bước đa dạng hóa sản phẩm vật liệu xây không nung.
 
Quỳnh Trang (TH/ Báo Lạng Sơn)

 

Các tin khác:

Nghiệm thu và trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch không nung ()

Cao Bằng:Cần có cơ chế khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

ĐBSCL: Gạch không nung có thể thay thế hoàn toàn vật liệu xây dựng nung ()

Hà Giang: Sử dụng gạch không nung trong xây dựng góp phần bảo vệ môi trường ()

Hải Phòng: Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây không nung ()

Quảng Trị gặp nhiều trở ngại trong phát triển vật liệu xây không nung ()

Kon tum: Khó khăn, vướng mắc thực hiện lộ trình sản xuất gạch không nung ()

ĐBSCL: Sử dụng gạch không nung có nhiều lợi thế so với gạch đất sét nung ()

Hà Giang: Công trình xây dựng sử dụng vật liệu không nung còn rất hạn chế ()

Tuyên Quang: Gạch không nung chiếm lĩnh thị phần nhỏ trong xây dựng ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?