Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Bắc Kạn: Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng không nung

05/02/2018 4:14:57 PM

Cùng với việc thực hiện xóa bỏ các lò gạch nung thủ công, tỉnh Bắc Kạn đang đẩy mạnh phát triển sản xuất và khuyến khích sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng.


Khuyến khích sử dụng gạch không nung là chủ trương chung của Chính phủ.

Vật liệu thay thế gạch đất sét nung là vấn đề đáng quan tâm khi hoàn thành xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng. Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu, bước đầu tạo ra dòng sản phẩm thay thế gạch nung truyền thống.

Toàn tỉnh hiện nay có 4 nhà máy sản xuất gạch không nung quy mô tương đối lớn, cụ thể là: Công ty Cổ phần Hồng Hà (thành phố Bắc Kạn) đầu tư dây chuyền sản xuất công suất tối đa 7 triệu viên/năm; Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng (thành phố Bắc Kạn), công suất tối đa 21 triệu viên/năm; Công ty TNHH MTV Khoáng sản và Thương mại Đồng Nam (huyện Chợ Đồn), công suất tối đa 20 triệu viên/năm; Doanh nghiệp tư nhân Việt Anh (huyện Ba Bể), công suất tối đa 15 triệu viên/năm.

Theo bà Hoàng Thị Thúy, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, sản phẩm vật liệu xây không nung khi đưa vào công trình xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam và phải có chứng nhận hợp quy. Tại các địa phương cũng xuất hiện nhiều cơ sở tư nhân sản xuất gạch không nung, tuy nhiên mới chỉ có 4 doanh nghiệp nói trên thực hiện công bố hợp quy sản phẩm gạch không nung theo quy định. Cùng với nỗ lực xóa bỏ lò gạch nung thủ công, Sở Xây dựng đang hoàn thiện bổ sung Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; chú trọng phát triển vật liệu xây không nung thân thiện với môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng.

Nhằm khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung theo chủ trương chung của Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 09/10/2013 về việc tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh.

Mới đây Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ Xây dựng cũng quy định rõ ràng về việc sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Theo đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ tối thiểu là 50% (đô thị loại III trở lên tối thiểu 70%, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tỷ lệ 100%), các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung. Nhà nước cũng khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.

Như vậy, việc sử dụng vật liệu xây không nung đối với các công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là bắt buộc. Theo đánh giá của Sở Xây dựng, năm 2017 các cơ quan nhà nước và UBND các huyện, thành phố đã triển khai nghiêm túc tỷ lệ % sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng thông qua công tác thẩm định thiết kế dự toán công trình. Tuy nhiên, việc sử dụng vật liệu xây không nung vẫn chưa được phổ biến rộng rãi đối với các công trình xây dựng cá nhân. Một số huyện như Pác Năm, Chợ Mới, Ngân Sơn, Bạch Thông chưa có nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung. Tại các địa phương này, gạch không nung phải vận chuyển từ nơi khác đến khiến giá thành sản phẩm cao hơn giá gạch đất sét nung truyền thống.

Số liệu thống kê của Sở Xây dựng, năm 2017 tổng sản lượng gạch xây không nung trên toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 31 triệu viên, chỉ đạt 65% kế hoạch. Dễ dàng tính toán với 4 nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu hiện có của tỉnh, nếu hoạt động tối đa công suất thì sản lượng gạch sản xuất ra cơ bản đáp ứng nhu cầu gạch xây trên địa bàn. Vậy nhưng, đa phần người dân trong tỉnh vẫn giữ  thói quen sử dụng loại gạch đất sét nung trong xây dựng nhà và các công trình kiên cố mặc dù tính đến thời điểm này các lò nung thủ công trên toàn tỉnh đã bị cấm hoạt động sản xuất. Do vậy, để khuyến khích phát triển sản xuất gạch không nung thì điều quan trọng nhất là phải khiến người dân hiểu lợi ích của gạch không nung và đặt niềm tin vào loại vật liệu mới thay thế cho vật liệu nung thủ công truyền thống.
 
Quỳnh Trang (TH/ Báo Bắc Kạn)

 

Các tin khác:

Hải Dương: Vật liệu xây không nung khó vào các công trình ()

Năm 2017: Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam có nhiều bước tiến mới ()

Gạch không nung - sản phẩm thân thiện với môi trường ()

Long An: Sử dụng vật liệu không nung góp phần giảm tác động môi trường ()

Nam Định: Tăng cường giải pháp đưa vật liệu xây không nung vào sử dụng ()

Tây Ninh: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung ()

Giải pháp cho vật liệu xây dựng mới ()

Hà Nội và TP.HCM: Áp tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung cao nhất ()

Khánh Hòa: Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng gạch không nung ()

Vật liệu xây dựng không nung vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?