Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Gạch không nung - sản phẩm thân thiện với môi trường

18/01/2018 3:46:21 PM

Với nhiều ưu điểm hơn so với vật liệu xây dựng truyền thống như thân thiện với môi trường, cách âm, cách nhiệt, thi công nhanh, chống cháy… việc sản xuất và sử dụng vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung truyền thống sẽ là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để đưa loại vật liệu này trở nên phổ biến thì cần nhiều chính sách khuyến khích các nhà máy sản xuất trong lĩnh vực này. Đặc biệt cần có nhiều hình thức tuyên truyền đến chủ đầu tư, người dân biết đến lợi ích của vật liệu không nung.


Sản phẩm gạch không nung của Công ty Cổ phần Xi măng – Xây dựng công trình Cao Bằng.

Khói, bụi, tiếng ồn là những gì thường thấy ở những lò gạch thủ công truyền thống, đã vậy loại gạch đất sét nung này không chỉ phá hủy tài nguyên môi trường trong quá trình sản xuất mà còn làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất gạch theo quy trình truyền thống sẽ trải quá trình nung sản phẩm làm tiêu tốn nguồn nguyên liệu dẫn đến phá rừng, mất cân bằng sinh thái, giảm năng suất cây trồng. Đặc biệt, việc sử dụng than, củi đốt phát sinh khí thải gây ra khói bụi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu. Bởi vậy nhu cầu về một công nghệ mới thân thiện với môi trường để từng bước thay thế gạch đất sét nung là hết sức cần thiết và cấp bách.

Đứng trước những thách thức này, Chính phủ đã có Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt chương trình phát triển vật liệu không nung tới năm 2020 với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung thay thế cho gạch đất sét nung. Theo đó, mục tiêu cụ thể là phải phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung, đạt tỷ lệ: 20 - 25% vào năm 2015; 30 - 40% vào năm 2020. Hàng năm sử dụng khoảng 15 - 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu không nung, tiến tới xóa bỏ gạch đất sét nung bằng lò thủ công nhằm đem lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội, góp phần giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, ngày 10/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 596/QD-UBND về kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh. Nhằm mục tiêu: Phát triển sản xuất gạch xi măng cốt liệu, gạch thủ công nhẹ và một số loại gạch không nung khác. Đến năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu sản xuất 65 triệu viên gạch không nung, chiếm 30% sản lượng vật liệu xây. Đến năm 2020, đạt sản lượng trên 100 triệu viên, chiếm 37% sản lượng vật liệu xây.

Theo đó, tỉnh Cao Bằng đã tạo cơ chế, lộ trình để tạo thị trường cho vật liệu không nung, tạo thuận lợi cho nhà sản xuất về đầu tư, nguồn nguyên liệu, tăng cường thanh tra việc sử dụng đất nông nghiệp làm gạch đã bị cấm. Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng lộ trình, ngày 31/10/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1868/QĐ-UBND về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020 và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vật liệu không nung; ưu đãi hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn vốn từ chính sách khuyến công, đổi mới khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ... Yêu cầu các công trình vốn ngân sách nhà nước phải đưa vật liệu không nung vào thi công. Năm 2014, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND tỉnh ngày 24/02/2014 về việc thực hiện lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò  vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu khí trên địa bàn đến năm 2020.

Trên thực tế, gạch không nung đã xuất hiện tại Cao Bằng từ năm 1997 ở dạng gạch xi măng - cốt liệu. Sản phẩm được làm bằng bột đá vôi trộn lẫn xi măng rồi đóng thành viên. Theo thống kê đến nay, trên địa bàn tỉnh có 11 dự án đang triển khai xây dựng và sản xuất vật liệu không nung với công suất thiết kế 85 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn (QTC)/năm. Có 6 nhà máy, dây chuyền đã đi vào hoạt động; 3 đơn vị sản xuất thực hiện công bố hợp quy sản phẩm gạch không nung, gồm Công ty Cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng, Công ty Cổ phần Xi măng - Xây dựng công trình Cao Bằng, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Bảo Ngọc. Ngoài ra còn có gần 100 cơ sở, hộ cá thể cũng tham gia sản xuất gạch không nung cung ứng ra thị trường khoảng 40 triệu viên/năm. Trong đó, 5 huyện: Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Hà Quảng đạt sản lượng khoảng 440 nghìn đến 1,3 triệu viên/năm.

Là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất gạch khong nung bắt đầu từ năm 2013, Công ty Cổ phần Xi măng - Xây dựng Cao Bằng đã mạnh dạn triển khai xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị với tổng mức đầu tư trên 5 tỷ đồng. Hệ thống dây truyền máy móc hiện đại, đồng bộ và có tính tự động hóa cao, với tổng công suất đầu tư là 40 triệu viên QTC/năm. Sử dụng những nhiên liệu sẵn có trong tự nhiên như: đá, cát, xi măng và chỉ sử dụng tối đa 20 công nhân vận hành 1 ca. Toàn bộ các chủng loại sản phẩm gạch của công ty đều đạt tiêu chuẩn, chất lượng của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ gạch không nung chậm vì thói quen sử dụng gạch nung truyền thống của người dân, gạch không nung chủ yếu tiêu thụ cho các công trình vốn ngân sách nhà nước. Theo anh Hoàng Thanh Long, Phó phòng Kế toán - Tổng hợp - Công ty Cổ phần Công ty Cổ phần Xi măng - Xây dựng công trình Cao Bằng: Năm 2017, Công ty chỉ sản xuất và tiêu thụ hơn 3 triệu viên gạch không nung QTC, bằng khoảng 40% công suất của nhà máy, doanh thu 3 tỷ đồng. Do khả năng tiêu thụ sản phẩm gạch còn hạn chế nên chưa phát huy hết công suất. Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm gạch không nung tới các tổ chức, cá nhân, đồng thời mở rộng mạng lưới bán hàng tới tất cả các huyện trong tỉnh.

Mạnh dạn đầu tư nhưng nhiều đơn vị vẫn băn khoăn vì vật liệu không nung là sản phẩm mới, nếu thiếu những cơ chế khuyến khích sử dụng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Vũ Bảo Lân, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng cho biết: 70% sản phẩm gạch nung của đơn vị được tiêu thụ trong dân; các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước chỉ tiêu thụ khoảng 30%. Với 2 dây chuyền sản xuất gạch tuy nen, mỗi năm Công ty cho ra lò từ 60 đến 70 triệu viên gạch. Mở rộng thêm sản phẩm gạch không nung, đơn vị phải giảm công suất của 2 dây chuyền trên, đồng nghĩa với việc giảm biên chế lao động và quy mô sản xuất. Nếu thiếu cơ chế khuyến khích người dân sử dụng vật liệu không nung trong các công trình dân sinh thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần sự ủng hộ của các ban, ngành, nếu không có những cơ chế đặc thù sẽ rất khó khăn vì người dân đã quen sử dụng gạch nung truyền thống. Hiện nay, Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung công suất 15 triệu viên/năm để sản xuất gạch xi măng cốt liệu, ép bằng thủy lực. Sản phẩm đã được sản xuất đại trà và đưa ra thị trường tiêu thụ.

GKN được coi là sản phẩm thân thiện với môi trường vì không gây ra ô nhiễm, không tạo ra chất thải, phế thải. Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất chiếm một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu khác, giảm sự tác động của môi trường bên ngoài giúp tiết kiệm năng lượng trong việc làm mát hay làm ấm phòng. Bên cạnh đó, gạch không nung có độ cứng cao, bảo ôn, cách nhiệt tốt có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cách nhiệt trên thị trường, phòng ngừa hoả hoạn, chống thấm tốt, chống nước, kích thước chuẩn xác theo yêu cầu của khách hàng, quy cách hoàn hảo… góp phần nâng cao hiệu quả kiến trúc, rút ngắn thời gian thi công, tích luỹ vữa xây, giá thành rẻ. Gạch không nung có nhiều chủng loại để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí… nên có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm gạch không nung vẫn còn chậm, dẫn đến một số nhà máy hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân chính là do người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng loại gạch này, mặt khác địa phương chưa có chính sách khuyến khích mạnh mẽ cho các nhà đầu tư sản xuất và các công trình sử dụng vật liệu không nung.

Mặc dù đã có những chính sách phát triển sản xuất vật liệu không nung cho các doanh nghiệp, nhà máy. Đặc biệt chất lượng sản phẩm được đánh giá cao đạt quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên hiện nay một số doanh nghiệp, nhà máy khi đi vào hoạt động theo hướng này đang gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm vì thực tế trên địa bàn tỉnh sản phẩm gạch không nung vẫn chưa tìm được chỗ đứng, chưa được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi vì tâm lý và thói quen nhiều năm nay người dân vẫn sử dụng gạch nung truyền thống nên gạch không nung vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường thiêu thụ.

Phát triển vật liêu xây dựng thân thiện với môi trường là chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên để vật liệu không nung thực sự đi vào thói quen của người tiêu dùng cộng đồng doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm gạch không nung tới các tổ chức, cá nhân, đồng thời mở rộng mạng lưới bán hàng tới tất cả các huyện trong tỉnh, đồng thời có chương trình hỗ trợ về giá cả, tư vấn, kỹ thuật cho khách hàng. Các cơ quan, đơn vị liên quan cần có những có chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển gạch không nung như tạo điều kiện về vốn, mặt bằng sản xuất tạo đầu ra cho sản phẩm, để sản phẩm gạch không nung được nhiều người biết đến những lợi ích của loại vật liệu xây dựng này, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho sản phẩm gạch không nung.
 
Quỳnh Trang (TH/ Báo Cao Bằng)

 

Các tin khác:

Long An: Sử dụng vật liệu không nung góp phần giảm tác động môi trường ()

Nam Định: Tăng cường giải pháp đưa vật liệu xây không nung vào sử dụng ()

Tây Ninh: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung ()

Giải pháp cho vật liệu xây dựng mới ()

Hà Nội và TP.HCM: Áp tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung cao nhất ()

Khánh Hòa: Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng gạch không nung ()

Vật liệu xây dựng không nung vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường ()

Phát triển vật liệu mới cần bệ đỡ chính sách ()

Bê tông tổ ong - Vật liệu hiệu quả trong tương lai (P4) ()

Chương trình phát triển vật liệu không nung chưa đạt mục tiêu đề ra ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?