Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Cắt giảm phát thải khí nhà kính từ nguồn sản xuất vật liệu xây dựng

08/11/2022 7:56:46 AM

Ngành Xây dựng đóng góp vào phát thải khí nhà kính quốc gia từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất, phát thải từ quá trình công nghiệp. Cụ thể, phát thải trong quá trình nung, chuyển hoá CaCO3 thành CO2. Phát thải này có ở tất cả các quá trình sản xuất vật liệu xây dựng có nung đá vôi, đất sét. Trong số các sản phẩm vật liệu xây dựng, sản phẩm đá và cát cũng như gạch không nung không phát sinh loại chất thải này. Dựa vào đặc thù nguồn phát thải khí nhà kính sẽ có các giải pháp giảm nhẹ tương ứng, tuỳ theo nguồn gốc phát thải.


Nguồn phát thải từ quá trình sử dụng năng lượng là nhiên liệu hoá thạch cho các hoạt động và vận hành sản xuất, thương mại là phát thải trực tiếp, thuộc nhóm phát thải năng lượng. Bên cạnh đó, việc phát thải từ quá trình sử dụng điện lưới cho các hoạt động sản xuất, thương mại đã được tính đến trong hệ thống kiểm kê quốc gia thuộc nhóm sản xuất năng lượng và được xem là phát thải gián tiếp. Việc giảm nhu cầu sử dụng điện sẽ đóng góp vào giảm nhu cầu sản xuất năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

Ngoài ra, ngành Xây dựng còn có các nguồn phát thải khi tính đến chuỗi giá trị hay carbon như sử dụng vật liệu xây dựng trong các toà nhà, công trình, các phát thải rò rỉ khi sử dụng máy lạnh, phát thải khi sử dụng dịch vụ vận chuyển,…

Có thể thấy, hai nhóm đối tượng phát sinh khí nhà kính lớn nhất trong ngành Xây dựng là sản xuất vật liệu xây dựng (phát thải trực tiếp và gián tiếp) và vận hành toà nhà (chủ yếu là phát thải gián tiếp).

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho nhóm ngành vật liệu xây dựng ưu tiên. Trong đó, phát thải khí nhà kính của ngành Sản xuất Vật liệu xây dựng năm 2015 là 63 triệu tấn CO2 tương đương và đã tăng lên 87 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020.

Sử dụng số liệu năm 2016 theo hệ thống kiểm kê quốc gia, dự báo phát thải khí nhà kính từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2030 là 125 triệu tấn CO2 tương đương và lên đến 148 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050, gấp 2,3 lần so với năm 2015.

Được biết, xi măng là ngành có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm 70% tổng phát thải của ngành Sản xuất Vật liệu xây dựng năm 2015. Tỷ trọng này tăng lên 75% năm 2020, sẽ là ngành tập trung ưu tiên; tiếp đó là ngành gạch ốp lát, gạch ngói nung. Hệ số phát thải của từng nhóm ngành sản phẩm cũng cho thấy cường độ phát thải và phát thải công nghiệp của nhóm vôi và xi măng là cao nhất. Các sản phẩm khác có tỷ trọng phát thải từ sử dụng nhiên liệu cao hơn so với phát thải công nghiệp.

Hiện có 50 cơ sở sản xuất xi măng đã được ghi nhận là đơn vị đầu tiên phải thực hiện nghĩa vụ kiểm kê khí nhà kính. Theo quy định của Nghị định 06/2022/NĐ-CP, danh sách các đơn vị này sẽ được cập nhật 2 năm một lần. Các đơn vị cần thực hiện kiểm kê theo năng lực của mình đến năm 2026, bắt đầu xây dựng và triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để đáp ứng quota trước khi được phép tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon.

Theo kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng, đến năm 2030, có 25% các vật liệu xây dựng chủ yếu sản xuất trong nước được chứng nhận sản phẩm xanh…

Trong ba nguồn phát thải: Năng lượng trực tiếp (chiếm 46,2%), năng lượng gián tiếp (chiếm 8,5%), quá trình công nghiệp (45,3%). Trong đó, phát thải khí nhà kính từ quá trình công nghiệp chiếm 45,3%, riêng nguồn phát thải từ việc sản xuất xi măng đã chiếm tới 40,1%, các vật liệu xây dựng khác chiếm 5,2%. Phát thải từ quá trình công nghiệp chủ yếu là từ quá trình nung clinker của sản xuất xi măng.

Dựa vào đặc thù nguồn phát thải khí nhà kính sẽ có các giải pháp giảm nhẹ tương ứng, tuỳ theo nguồn gốc phát thải. Với phát thải từ quá trình công nghiệp, cần có các giải pháp tập trung vào sử dụng nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu từ đá vôi, đất sét hiệu quả hơn, tăng cường thu hồi, tận dụng nguyên liệu cũng như thay thế nguyên liệu nung có thành phần CaCO3 bằng nguyên liệu không nung.

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính với nhóm sản xuất vật liệu xây dựng đó là tối ưu hoá quá trình đốt clinke, giảm tổn thất nhiệt; sử dụng máy nghiền đứng trong sản xuất xi măng; thu hồi nhiệt thải từ quá trình sản xuất xi măng; nghiền tro bay thay thế clinker trong xi măng; nghiền puzolan thay thế clinker trong xi măng; nghiền đá vôi thay thế clinker trong xi măng; nghiền xỉ lò thay thế clinker trong xi măng; áp dụng công nghệ CCS trong sản xuất xi măng.

ximang.vn (TH/ TC Xây dựng)

 

Các tin khác:

Xi măng Tân Quang chú trọng công tác bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ()

Cần có quy định về kiểm soát phát thải VOC các sản phẩm VLXD ở Việt Nam ()

Sử dụng bê tông xanh đang trở thành xu hướng trong xây dựng ()

Ngành Xi măng phát triển mô hình xử lý chất thải hướng đến kinh tế tuần hoàn ()

Đề xuất chống ngập lụt đô thị bằng vật liệu xanh ()

Cơ hội và thách thức phát triển thị trường vật liệu xây dựng xanh ở Việt Nam ()

Vicem Hà Tiên tiết kiệm chi phí nhờ tận dụng rác thải làm chất đốt trong sản xuất ()

Tận dụng phế thải sản xuất vật liệu xây dựng ()

Tro xỉ của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp ()

Mỹ: Kế hoạch xây dựng nhà máy thu giữ carbon lớn nhất Thế giới ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?