Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Hệ lụy môi trường Trung Quốc do ngành công nghiệp khai thác than đem lại

06/03/2014 10:01:40 AM

Các mỏ than là một trong những nguyên chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang là quốc gia khai thác và tiêu thụ than nhiều nhất thế giới, lượng than tiêu thụ đã tăng vọt 200% vào thập niên trước.

Kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng ở Trung Quốc đã kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, trong đó là việc khan hiếm nguồn nước sinh hoạt và nước phục vụ công nghiệp. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu duy trì công nghệ khai thác than như hiện nay chỉ càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Biện pháp cũng là lối thoát duy nhất của vấn đề này chính là Trung Quốc phải tạo ra được nền kinh tế tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, nước này phải chuyển nền kinh tế tăng trưởng “nóng” sang phát triển theo chiều sâu. Tất nhiên, đây là cả một quá trình nên phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.

Theo ông Sergey Luzianin - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, tại Trung Quốc, ngành năng lượng than đang đảm bảo đến 95% nhu cầu năng lượng của quốc gia này. Việc đốt than thải vào không khí càng làm gia tăng khối lượng khổng lồ các chất độc hại. Khi khai thác, các mỏ than sử dụng rất nhiều nước ngầm càng làm trầm trọng thêm các vấn đề khan hiếm nước, thậm chí đe dọa mất nguồn nước tại nhiều khu vực.

Điều đáng nói ở đây là phương pháp khai thác mỏ truyền thống. Có đến 95% lượng than của Trung Quốc đều đang sử dụng phương pháp đảo mỏ. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, trung bình mỗi tấn than có thể làm giảm đi 1m3 nước ngầm, trong khi các nguồn nước ngầm rất khó để khôi phục. Một số khu vực mỏ than vốn thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng như: Nội Mông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc…
 

Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ khai thác và tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Trước tình hình này, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc chỉ cấp phép khai thác các mỏ than mới ở những nơi có đủ nguồn nước. Ngoài ra, cơ quan này cũng khuyến cáo, ngành năng lượng than cần đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác tiết kiệm nước. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu năng lượng than không ngừng tăng, việc khai thác than vẫn không thể dừng. Do vậy, hàng năm một khối lượng lớn nước dùng rửa đất đá và phục vụ hoạt động sản xuất khác cũng đã được sử dụng.

Chính phủ Trung Quốc, đang cố gắng giảm tỷ lệ than trong cơ cấu năng lượng xuống ít nhất ở mức 70%. Định hướng phát triển công nghiệp là thay thế điện than bằng các công nghệ "sạch" hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, "năng lượng xanh" cũng như điện hạt nhân đều chưa đủ khả năng thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Do vậy, ngành than vẫn là trụ cột của tổ hợp nhiên liệu năng lượng đất nước.

Ngoài ra, với số lượng lớn nhà máy thủy điện và đập chắn không ngừng được xây dựng trên các dòng sông xuyên biên giới cũng là mối đe dọa cho tài nguyên nước và sự đa dạng sinh thái không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở một số quốc gia láng giềng. Có thể kể đến lưu vực sông Irtysh thuộc vùng biên giới giữa Tân Cương (Trung Quốc), Nam Siberia (Nga) và Kazakhstan. Hay các lưu vực sông Mekong, Amur và nhánh sông Ussuri…

Rõ ràng, vấn đề nguồn nước tại Trung Quốc không còn trong phạm vi của quốc gia mà có sự ảnh hưởng ở tầm quốc tế. Những nỗ lực của Trung Quốc thông qua việc thay than điện gây ô nhiễm bằng thủy điện lại càng làm căng thẳng mối quan hệ với các nước trong khu vực.

Theo các chuyên gia kinh tế, biện pháp cũng là lối thoát duy nhất của vấn đề này chính là Trung Quốc phải tạo ra được nền kinh tế tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, nước này phải chuyển nền kinh tế tăng trưởng “nóng” sang phát triển theo chiều sâu. Tất nhiên, đây là cả một quá trình nên phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện.
 
SJ (TH/ vietnamese.ruvr)

 

Các tin khác:

Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành Xây dựng giai đoạn 2014-2020 ()

Quảng Ninh: Giải pháp khắc phục môi trường trong khai thác khoáng sản ()

Cấm khai thác cát sỏi trái phép trên sông Gianh ()

Hà Bắc tiếp tục cắt giảm sản xuất các ngành công nghiệp nặng ()

Lạng Sơn đẩy mạnh quản lý khai thác vật liệu xây dựng ()

TPHCM nỗ lực trong việc ứng phó với BĐKH ()

Trung Quốc: Phá hủy 19 lò luyện thép để giảm thiểu ô nhiễm ()

Khó khăn về vốn và công nghệ trong việc xử lý rác thải ()

Khí thải nitơ lỏng sẽ triệt bớt khí thải ô nhiễm ()

Đà Nẵng chấm dứt giấy phép khai thác khoáng sản của 13 DN ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?