Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Xi măng Đồng Bành: Thị trường hẹp

18/11/2011 11:47:34 AM

Là DNNN được hưởng ưu đãi vay vốn và được Chính phủ bảo lãnh đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Xi măng Đồng Bành đã hoàn thành công tác đầu tư Nhà máy, chính thức đi vào sản xuất được hơn 1 năm nhưng sức tiêu thụ kém đang đẩy DN này đứng trước nguy cơ đóng cửa trong tương lai rất gần.




Chống đỡ thương hiệu yếu


Trao đổi với phóng viên BĐS&VLXD chiều 15/11, ông Vũ Văn Nam - Chủ tịch HĐQT Cty CP Xi măng Đồng Bành khẳng định nếu không có giải pháp tháo gỡ, cứ đà này thì chỉ từ nay đến Tết Nguyên đán Nhà máy chắc chắn sẽ phải đóng cửa. Mặc dù sản lượng sản xuất trong 9 tháng đầu năm 2011 chỉ đạt 43,6% kế hoạch với sản phẩm clinker và 77% kế hoạch cho sản phẩm xi măng song sức tiêu thụ cũng vô cùng hạn chế, chỉ đạt 25 - 30% công suất thiết kế. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm chủ yếu là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ngoài ra rải rác tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội… Hiện tại, Cty vẫn đang phải áp dụng chính sách khuyến mại bằng cách hỗ trợ phí vận chuyển áp dụng chung tại Lạng Sơn là 30 nghìn đ/tấn và về Hà Nội là 60 nghìn đ/tấn. Một số chính sách khuyến khích tiêu dùng Cty đang áp dụng càng bộc lộ rõ sức cạnh tranh của xi măng Đồng Bành còn rất yếu.

Một đại diện kinh doanh của Cty cho biết, tại các địa bàn lân cận, các khu vực giao nhau, sự cạnh tranh chiếm giữ thị phần của các thương hiệu mới diễn ra rất khốc liệt. Vẫn biết giảm giá là ghìm nhau cùng chết mà vẫn phải làm vì hiện tại, không tính đến các thương hiệu tên tuổi đã có bề dày như: Bút Sơn, Hoàng Thạch, Hải Phòng… thì Đồng Bành cũng phải chật vật “chiến đấu” với sự tấn công ồ ạt của xi măng Quang Sơn, La Hiên. Thực tế, ngay trong quý III/2011, thời điểm được cho là vào mùa xây dựng, tháng cao điểm doanh thu của Cty cũng chỉ đạt chừng 30 tỷ đồng. Với mức giá bán hiện nay, nếu chạy hết công suất thiết kế nhà máy là 2.500 tấn clinker/ngày (tương đương 910 nghìn tấn xi măng/năm) thì cũng không hòa vốn được vì khoảng chênh giữa giá thành và doanh thu lên tới cả trăm ngàn đồng/tấn xi măng. Theo báo cáo của Cty CP Xi măng Đồng Bành, 9 tháng đầu năm 2011 Cty lỗ khoảng 136 tỷ đồng, trong bối cảnh Cty cần thu xếp 141 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi vay các tổ chức tín dụng.

Giăng mắc khó khăn

Ông Vũ Đức Sơn - Tổng giám đốc Cty CP Xi măng Đồng Bành cho rằng hiện khó khăn lớn nhất của Cty là nguồn vốn, trong đó có sự cản trở lớn từ phía các cổ đông chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ góp vốn theo cam kết ban đầu. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế, ngay cả khi hàng trăm tỷ đồng vốn góp được thực hiện đầy đủ cũng không thể tháo gỡ hết khó khăn của Cty lúc này.

Hiện tại nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất của Nhà máy là đá vôi thì Cty lại chưa chủ động được nguồn cung mà phải mua đá thương mại để phục vụ sản xuất, bị động cả về số lượng lẫn chất lượng. Công tác đầu tư cho mỏ đá vôi và đá sét tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng trong đó mỏ đá vôi đã ký hợp đồng với nhà thầu thi công đang tiến hành làm đường vào mỏ. Nếu trong năm 2012 Cty không tiến hành đền bù GPMB khu mỏ khai thác thì có thể sẽ bị đình chỉ để tiến hành thủ tục lại từ đầu.

Một mối lo cũng đáng phải tháo gỡ là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật vận hành sản xuất. Trong chuyến đi khảo sát gần đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn khẳng định công nghệ sản xuất xi măng hiện đại xuất xứ Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Điều này đã được kiểm chứng từ chính Nhà máy Xi măng Đồng Bành. Nửa cuối năm 2011, Cty chấp nhận ký hợp đồng với chuyên gia Trung Quốc bình quân mỗi tháng 1,5 tỷ đồng để vận hành nhà máy. Kết quả sản xuất ổn định, không còn cảnh thường xuyên dừng lò vì sự cố như những tháng đầu năm. Tuy nhiên, thời hạn hợp đồng đã sắp chấm dứt nhưng Cty vẫn loay hoay chưa có được đội ngũ đủ trình độ tiếp quản và vì vậy nguy cơ dừng lò, ảnh hưởng chất lượng lại có thể tái diễn (chi phí mỗi lần đốt lò tốn từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng).

Được biết, xi măng Đồng Bành là dự án được Chính phủ đặc biệt quan tâm, Bộ Xây dựng đã và đang tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn. Nhưng rõ ràng là, bản thân DN cũng còn rất lúng túng trong quản lý, điều hành sản xuất cũng như xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường. Việc giải bài toán giá thành thực tế, mở rộng địa bàn tiêu thụ, đào tạo xây dựng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có chuyên môn… là trách nhiệm và nghĩa vụ của lãnh đạo Cty trước khi trông đợi phép màu từ sự cứu trợ của Chính phủ, bộ, ngành liên quan hay Tập đoàn Sông Đà.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?