Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

VINACONEX: Thoái vốn để giải bài toán tài chính

14/03/2013 11:37:20 AM

Đối mặt với khó khăn về dòng vốn đang tạo áp lực lớn buộc TCty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) phải nhanh chóng thoái vốn khẩn trương nhằm tạo nguồn tiền mặt. Đây cũng là nhiệm vụ trong tâm của TCty trong năm 2013 để lành mạnh hóa tình hình tài chính.


VINACONEX sẽ thoái vốn tại Liên doanh An Khánh.

Tái cấu trúc: Bài toán khó

Việc thoái vốn thành công tại Xi măng Cẩm Phả và Liên doanh An Khánh sẽ đóng vai trò quan trọng đối với bài toán tài chính của VINACONEX.

Năm 2012, mục tiêu tái cấu trúc của VINACONEX đề ra không đạt kế hoạch. TCty mới chỉ hoàn thành việc thoái 100% vốn tại 7 đơn vị và thu về 235,7 tỷ đồng, lợi nhuận 78,6 tỷ. Nhưng con số này cũng chỉ giảm bớt một phần khó khăn về nguồn vốn mà TCty đang phải đối mặt.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, giá nhiều cổ phiếu ở mức thấp, nhưng TCty buộc phải đẩy mạnh quá trình thoái vốn tại nhiều Cty con do sự cấp thiết phải thu nguồn vốn tiền mặt nhằm tái cấu trúc tài chính. Bởi hệ số khả năng thanh toán tức thời của TCty liên tục giảm mạnh so với những năm qua, từ 19% vào cuối năm 2009 xuống chỉ còn 5% vào tháng 6/2012. Hơn nữa, việc đáp ứng nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của TCty cũng gặp khó khăn hơn vì rất khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng do các ngân hàng đang phải tập trung nguồn tiền hỗ trợ cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Để phù hợp với thị hiếu của nhà đầu tư, VINACONEX đã triển khai tái cấu trúc tới tất cả các đơn vị không nằm trong nhóm đơn vị nòng cốt nếu có nhà đầu tư quan tâm. Song việc thoái vốn của VINACONEX vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn.

Do các đơn vị mà TCty bán cổ phần có “sức khỏe kém” nên việc bán cổ phần tại các DN này không có sức hút đối với thị trường. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính hạn chế việc mua bán, sáp nhập. Vì vậy, nhiều Cty yếu kém của VINACONEX vẫn chưa xử lý dứt điểm được như: VC4, Vinaconex Đà Nẵng, Vinaconex Quyết Thắng, VC 11... Bên cạnh đó, lại xuất hiện thêm những Cty thành viên bộc lộ khủng hoảng như: Vinaconex Xuân Mai, Vinaconex ITC, Nedi 2...

Kiên trì với kế hoạch

Theo ông Vũ Quý Hà - Tổng giám đốc VINACONEX, trong năm 2013 TCty sẽ tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực hoạt động chủ đạo là xây lắp và kinh doanh BĐS, đồng thời kiên trì với kế hoạch tái cấu trúc DN giai đoạn 2012 - 2016. Trong đó tập trung thoái vốn ở các đơn vị không phải nòng cốt, bán bớt các tài sản không hiệu quả để tập trung vốn cho việc tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án BĐS tiềm năng, tăng vốn cho phát triển hoạt động xây lắp.

Theo kế hoạch tái cấu trúc DN giai đoạn 2012 - 2016, VINACONEX sẽ tập trung sắp xếp các đơn vị theo ba nhóm, trong đó nhóm 1 là các đơn vị hoạt động kinh doanh chính, gồm 12 đơn vị (1 đơn vị kinh doanh BĐS, 1 đơn vị tư vấn, 1 đơn vị dịch vụ sau bán hàng, 9 đơn vị xây lắp.) Theo đó, trong năm 2013, TCty sẽ thí điểm đầu tư thêm vốn vào một số đơn vị xây lắp chủ chốt để nâng tỷ lệ chi phối, vừa giúp Cty có nguồn lực tài chính để thực hiện đầu tư chiều sâu về công nghệ, trang thiết bị xây dựng hiện đại. Đồng thời, rà soát và điều chỉnh lại chiến lược phát triển trung và dài hạn của các đơn vị thuộc nhóm 1.

Đối với nhóm các đơn vị đầu tư linh hoạt, TCty sẽ chủ động thực hiện thoái vốn tại các đơn vị có kết quả kinh doanh khả quan nhằm thu hồi dòng tiền về để làm lành mạnh bức tranh tài chính chung; Đồng thời hỗ trợ các DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, và tìm cách tái cấu trúc hoặc thoái vốn khi có cơ hội.

Ông Hà cho biết, trong quý I/2013 VINACONEX sẽ tập trung hoàn thành thoái vốn tại Cty CP xi măng Cẩm Phả và hoàn thành nốt các thủ tục chuyển nhượng vốn tại Cty CP Liên doanh An Khánh. Việc thoái vốn thành công tại 2 Cty này sẽ đóng vai trò quan trọng đối với bài toán tài chính của VINACONEX. Bởi theo ông Hà, nếu hoàn thành thoái vốn tại 2 Cty này, sẽ thu hồi được dòng tiền đủ lớn để tạo chuyển biến trong bức tranh tài chính của TCty.

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Giải bài toán bất cập của ngành thép: Tồn kho - cạnh tranh nội bộ ()

Tiêu thụ thép giảm mạnh, doanh nghiệp lại gặp khó ()

Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát: Tiết giảm chi phí đầu tư công nghệ ()

Tongda - Nhà cung cấp vật liệu chịu lửa cho ngành Xi măng lớn nhất Trung Quốc ()

CTy Cp Viglacera Tiên Sơn: Nỗ lực vượt khó để phát triển ()

Vicem: Vượt lên thách thức! ()

Khó khăn, nhiều dự án xi măng phải đổi chủ ()

DN cần sự “tiếp sức” của Nhà nước ()

Xi măng Hoàng Thạch tiếp tục tìm kiếm thị trường để xuất khẩu xi măng và clinker ()

Doanh nghiệp Nhà nước sẽ buộc phải minh bạch thông tin ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?