Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Tăng giá điện: Phải có lộ trình cho ngành thép

27/06/2013 2:45:04 PM

Dự định áp biểu giá điện riêng cho sản xuất sắt, thép, xi măng và cao hơn 2-6% so với các ngành khác có thể đẩy doanh nghiệp vào "ngõ cụt", nguy cơ nền công nghiệp Việt Nam teo tóp, tạo điều kiện "mở cửa" cho hàng ngoại tràn vào chiếm lĩnh thị trường- đó là ý kiến của ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép VN.



DN đi đúng đường lối của Nhà nước!


Đề cập đến dự án tăng giá điện riêng cho ngành thép và xi măng, ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, bức xúc: Với chủ trương của Nhà nước, tránh trường hợp không tự làm ra vải mà “chỉ đi may gia công”, do đó nhiều năm qua Nhà nước đã khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư xây dựng lò điện để sản xuất phôi, nhằm giảm bớt lượng phôi nhập khẩu. Thực hiện chủ trương đó, hầu hết các dự án sản xuất phôi đều nằm trong quy hoạch của Nhà nước. Từ năm 2005 các DN thép trong nước đã chủ động đầu tư công nghệ hiện đại được nhập từ các nước G7 như: Ý, Đức, Nhật Bản… Do công nghệ hiện đại nên ít tiêu hao điện năng, bằng mức trung bình của thế giới. Mà mỗi lò luyện được đầu tư từ 500 đến 600 triệu USD, đến nay vẫn trong quá trình trả nợ vay.

"Từ lợi thế đó, các DN trong nước đã chủ động sản xuất đủ lượng phôi cho cán, không phụ thuộc vào nhập khẩu, tính đến nay, chỉ riêng năm 2012 chúng ta đã tự làm ra 5,3 triệu tấn phôi, đạt 100% sản lượng, đáp ứng đủ 5,3 triệu tấn thép cán trong nước. Như vậy phải khẳng định:  DN thực hiện đúng chủ trương mong muốn của Nhà nước"- ông Cường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo quy định về biểu giá bán lẻ điện áp dụng từ ngày 1/7/2013 do Bộ Công Thương soạn, thảo trình Thủ tướng Chính phủ là tăng giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất thép, xi măng phải chịu mức giá cao hơn các ngành khác và sẽ tăng từ 2% đến 16%. Đó là điều bất bình đẳng. Trong lúc các DN thép khó khăn chồng chất thì ý kiến này lại chất thêm gánh nặng cho các DN thép, đột ngột đẩy các DN vào "ngõ cụt".

Tăng giá điện cần có lộ trình

Ông Cường cho rằng: Các DN thép không phản đối việc Nhà nước tăng giá điện, tuy nhiên việc tăng giá điện phải có lộ trình, khoảng 2 năm, để các DN ngành thép có sự chuẩn bị. Theo đó, năm đầu tiên giảm 10% và năm thứ 2 giảm nốt 10% nữa để bằng với thế giới, khi đó, những DN nào còn có tính cạnh tranh thì tồn tại, ngược lại kém cạnh tranh thì tự động sẽ bị quy luật đào thải hoặc tự cơ cấu lại, từ đó sẽ công bằng hơn cho các DN sản xuất.

Theo ông Cường, hiện nay đã có một số DN đã đạt mức tiên tiến thế giới, nhưng nhìn chung cả nền công nghiệp thép của Việt Nam, đơn cử như Gang thép Thái Nguyên với quy mô lớn, tồn tại và hoạt động từ thập niên 60, đến nay đã hơn 50 năm. Đây lại công ty nhà nước, với hơn 6.000 lao động, vậy không thể một lúc đáp ứng được tất cả các yêu cầu, nếu thay đổi ngay thì DN này không thể đứng vững, vì đây là cái nôi của ngành thép, cùng với thương hiệu đã có trên thị trường trong và ngoài nước. "Đã là sản xuất thì việc áp giá điện phải công bằng giống nhau, không thể phân biệt"- ông Cường nói.

Nếu ngay lập tức thực hiện áp tăng giá điện từ 1/7/2013 như dự thảo, Nhà nước sẽ tự đẩy các DN sản xuất thép trong nước vào "ngõ cụt", đồng thời tự "mở cửa" cho hàng ngoại tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay Trung Quốc đang thừa 200 triệu tấn công suất và xuất khẩu những tháng đầu năm tăng vọt hơn 10% so với trước, vì thế đây sẽ là nguy cho cho ngành thép.

Trong khi đó, ngành thép trong nước đang rất cạnh tranh, đầu vào cho sản xuất bất thường, nhu cầu giảm sút nên nhiều doanh nghiệp phảii giảm giá bán để cạnh tranh. Doanh nghiệp phải tự tìm đường cứu mình, đảm bảo việc làm cho người lao động bằng cách tìm mọi cách xuất khẩu. Hiện nay các DN đang xuất khẩu mỗi năm 2 triệu tấn thép… đạt 2 tỷ USD- ông Cường cho biết.

6.000 lao động Gang thép Thái Nguyên đang sống nhờ công ty

Về phía Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) cho rằng: Đối với TISCO hiện đang có hơn 6.000 lao động, vì thế công ty đang phải vật lộn từng ngày, cố gắng duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước… Bởi hiện nay sức mua giảm mạnh do thị trường bất động sản đóng băng, trong điều kiện đó, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, nhằm từng bước ổn định sản xuất và khôi phục nền kinh tế, với nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa ra khỏi khó khăn.

Trong lúc đó, trong dự thảo biểu giá điện mới đây lại xếp ngành sản xuất thép và xi măng vào khung sẽ phải chịu giá điện cao hơn các ngành sản xuất khác. Nếu từ 1/7 áp dụng tăng giá điện ngay và phân biệt ngành thép và xi măng thì theo tính toán của TISCO, với cấp điện áp mà TISCO đang sử dụng là 35 KV và 6 KV, nếu áp theo mức giá điện dự thảo sẽ tăng từ 7,14% đến 8,19% so với giá điện hiện hành. Điều đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất của TISCO mỗi tháng khoảng 2,4 tỷ đồng, và tăng chi phí trên mỗi tấn thép cán khoảng 53.000 đồng, trong khi các DN ngành thép đều trong trạng thái hoạt động để tồn tại, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Cũng theo ông Phạm Chí Cường, cơ chế chung cho ngành thép thì không bất đồng quan điểm, Nhà nước cũng hướng các DN đi vào sản xuất dần từng bước, nhưng cứ thay đổi chính sách lúc cao, lúc thấp, lúc cấm…, nhiều lúc “tiền hậu bất nhất” thì không thể phát triển nền công nghiệp mạnh được và còn có nguy cơ tự tiêu diệt.

Ngành thép hiện nay đã được các DN đầu tư công suất rất lớn, phôi thép đạt 7 đến 8 triệu tấn/năm; cán thép hơn 10 triệu tấn/năm. Phải khẳng định, ngành thép là ngành công nghiệp lớn, cần được đối xử công bằng, vì đây là xương sống của nền công nghiệp nước nhà. Nếu chính sách ảnh hưởng đến ngành thép tức là sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến tất cả các công trình sử dung thép như: nhà cửa, cầu cống, đường xá…

Để bảo vệ cho ngành công nghiệp thép trong nước ổn định, theo dự thảo Bộ Công Thương trình Chính phủ, Hiệp hội Thép đã có công văn trình lên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương và Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương). Cục điều tiết Điện lực đã gửi thông báo tới Hiệp hội Thép đề nghị các DN thống kê các DN thép hiện nay, và những DN đã đầu tư lò cao theo công nghệ tiên tiến của các nước châu Âu, điện năng tiêu hao cho đơn vị sản phẩm của DN; DN có công nghệ lạc hậu, tiêu hao điện năng cho đơn vị sản phẩm; ước tính giá thành sản xuất tăng thêm trong trường hợp áp dụng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới, để hoàn thiện dự thảo Quyết định.


Theo Báo Công Thương *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?