Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Kiện chống bán phá giá: Tránh "gà nhà đá nhau"

22/06/2013 2:10:06 PM

Sự kiện Công ty TNHH Posco VST và Công ty cổ phần Hòa Bình Inox nộp đơn lên Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) kiện CBPG mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu (NK) từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia vào đầu tháng 5 vừa qua là lần đầu tiên một doanh nghiệp (DN) Việt Nam chính thức kiện chống bán phá giá đối với hàng NK.

Mặc dù dư luận trong nước vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc các DN Việt Nam khởi kiện DN ngoại, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể xem như một sự trưởng thành của các DN trong quan hệ thương mại quốc tế. Từ trước đến nay chỉ thấy DN Việt Nam bị kiện chống bán phá giá ở rất nhiều thị trường, và theo đuổi các vụ kiện này cũng khá vất vả. Nhưng giờ đây đã có DN Việt Nam chủ động đi kiện và dám theo đuổi vụ kiện đến cùng.

Kiện đến cùng

  
Theo Công ty cổ phần Hòa Bình Inox, đơn giá sản phẩm thép của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia hiện đều thấp hơn giá bán trên thị trường Việt Nam khoảng 25%

Theo số liệu của Bộ Công Thương, chỉ riêng năm 2012, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam đã phải chịu 11 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp lẫn tự vệ. Vào tháng 5/2013, Cục Quản lý Cạnh tranh đã nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của Công ty TNHH Posco VST và Công ty Cổ phần Hòa Bình Inox - 2 đơn vị chiếm tới 80% thị phần thép inox tại Việt Nam. Theo thông tin từ 2 DN này, giá thép không gỉ cán nguội (thép inox) NK từ 4 thị trường trên đều thấp hơn giá bán trên thị trường Việt Nam khoảng 25%, nên có giá bán rất cạnh tranh. Vì vậy, 2 DN Việt Nam đề nghị áp thuế CBPG trung bình là 20% cho 4 "đối thủ" nước ngoài này.

Ông Nguyễn Việt Hùng - Phó TGĐ Công ty cổ phần Hòa Bình Inox, cho biết: "Theo bản theo dõi XNK của chúng tôi, sản phẩm thép NK ở 4 nước trên đều thấp hơn giá bán trên thị trường Việt Nam khoảng 25%. Đơn cử như giá thép Trung Quốc rất cạnh tranh vì có nhiều hỗ trợ từ Chính phủ. Thuế thoái thu XK cũng đã được mười mấy phần trăm, nên về đơn giá đã có sự cạnh tranh rất lớn".

"Nhiều năm qua, thép Việt Nam luôn chịu lép vế trước thép NK. Chỉ trong 3 năm, từ 2009 - 2011, thép inox NK tăng tới 34%. Nếu tiếp tục tình trạng này, sớm muộn thép Việt Nam cũng sẽ thua ngay chính tại sân nhà. Do đó, biện pháp tự vệ tốt nhất lúc này là tấn công", ông Hùng nói.

Bộ Công Thương cho biết việc điều tra có thể được tiến hành sau 60 ngày kể từ ngày nhận đơn. Như vậy, quyết định có tiến hành điều tra hay không sẽ chính thức được đưa ra vào đầu tháng 7 tới.

Đại diện cho khối DN Việt Nam - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thì đánh giá việc biết sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại quốc tế đã cho thấy DN Việt Nam đã trưởng thành hơn.

Làm quen cạnh tranh từ bên ngoài

Vụ kiện chống bán phá giá lần này có thể coi như một bước tiến trong khả năng sử dụng các công cụ thương mại quốc tế để tự vệ của DN Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đặt ra rằng liệu vụ kiện lần này có tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành thép hay không? Tất nhiên, trong mỗi vụ tranh chấp thương mại đều có 2 nhóm lợi ích. Cụ thể, trong vụ kiện này sẽ có sự xung đột giữa các DN sản xuất thép inox và các DN sử dụng loại thép này làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Nếu Bộ Công Thương chấp thuận tiến hành điều tra và DN Việt Nam thắng kiện thì giá thép inox trong nước sẽ bị đội lên tương ứng với mức thuế suất bị áp.

Theo phản ánh của các DN sử dụng thép inox làm nguyên liệu đầu vào, thời gian vừa qua, thuế NK thép cán nguội không gỉ đã liên tục tăng từ 0% lên 5%, hiện nay là 10%. Nếu tiếp tục tăng nữa theo đề xuất khởi kiện của 2 DN thì có thể lại khiến các DN khác gặp khó khăn, vì giá nguyên liệu tăng quá cao.

Mặt khác, 2 đơn vị này không thể cung cấp tất cả các chủng loại inox cán nguội, nên việc đòi hỏi đánh thuế tất cả các sản phẩm inox cán nguội là chưa hợp lý. Thậm chí, nhiều DN còn cho rằng đây là đề nghị nhằm hướng tới sự độc quyền, thao túng thị trường Việt Nam.

Trong bối cảnh này, các DN cần phải tham khảo một số quy định của luật pháp Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Về thuế chống bán phá giá, đây là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế NK thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước NK ban hành đánh vào sản phẩm nước ngoài bán phá giá vào nước NK. Trên thực tế, nhiều nước đã áp dụng thuế này như một rào cản thương mại hợp lệ để bảo hộ sản xuất nội địa. Trước thực trạng này, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã quy định các quốc gia thành viên phải tuân thủ điều tra và áp đặt chống bán phá giá trong Hiệp định về chống bán phá giá (ADA).

Cụ thể, nếu sau 60 ngày, Bộ Công Thương quyết định điều tra thì sẽ phải tiến hành điều tra theo các quy định của ADA. Có 3 điều kiện để xác định: Thứ nhất, hàng NK bán phá giá. Thứ hai, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước NK bị thiệt hại đáng kể. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK bán phá giá và thiệt hại này.

Việc bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh giữa giá thông thường và giá XK, tính biên độ phá giá bằng phần trăm của hiệu số so sánh trên giá XK. Nếu biên độ từ 2% trở xuống thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiến hành điều tra.

Đây có thể coi như một thử thách lớn đối với DN Việt Nam trong việc tìm giải pháp hài hòa lợi ích các bên. Cả DN sản xuất thép inox và DN sử dụng inox làm nguyên liệu đầu vào đều phải làm quen với sự cạnh tranh từ bên ngoài. Tránh cách hành xử "gà nhà đá nhau" như hiện nay.

Theo TBKD *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?