Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

SCG - 100 năm phát triển bền vững

24/09/2013 2:21:49 PM

SCG - tập đoàn công nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á - đã và đang phát triển kinh doanh dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững của riêng mình.

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Thái Lan theo đuổi và thực hiện khái niệm phát triển bền vững, từ năm 2006, SCG đã xây dựng mô hình phát triển của mình trên cơ sở nghiên cứu cách thức phát triển bền vững của các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.
  
   
Mục tiêu trong quá trình phát triển bền vững của SCG là tạo ra hạnh phúc bền vững cho xã hội
    
Mô hình này tập trung vào việc trả lời các câu hỏi: Làm thế nào để SCG đem lại lợi ích cho nền kinh tế; Làm thế nào để tạo ra và nhân lên các lợi ích đó.

Trên cơ sở đó, hệ thống nguyên tắc của mô hình này được xây dựng hướng vào những tác động xã hội của SCG, bao gồm đầu tư và đóng góp cho cộng đồng, các tiêu chuẩn lao động, quản trị nhân lực và y tế.

Trong khuôn khổ này, các vấn đề liên quan đến môi trường cũng được đề cập, bao gồm năng lượng, biến đổi khí hậu, quản lý nước và chất thải, cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học và các sản phẩm thân thiện môi trường…

Ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành SCG cho biết, các chính sách và chiến lược của Tập đoàn đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc đó.

“SCG cam kết mạnh mẽ là một ‘doanh nghiệp - công dân’ tốt. Mục đích của chúng tôi là phát triển theo tiêu chuẩn cao nhất trong các hoạt động của Tập đoàn tại các quốc gia mà mình hoạt động, nhằm đạt được sự công nhận của quốc tế”, ông Trakulhoon nói.

Đây là động lực để SCG liên tục đổi mới sản phẩm và dịch vụ, bao gồm các quá trình sản xuất thân thiện môi trường, thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Mục tiêu cuối cùng trong quá trình phát triển bền vững của SCG là tạo ra hạnh phúc bền vững cho mọi người trong xã hội. Chẳng hạn, SCG thiết lập chương trình Học bổng Chung một ước mơ, tạo cơ hội học tập cho những trẻ em ngoan và tài năng nhưng không có cơ hội học tập bình thường. Chương trình này đã được thực hiện trên phạm vi Đông Nam Á, với các mô hình và tiêu chuẩn phù hợp với từng quốc gia. Khoảng 5.000 học bổng đã được trao cho các học sinh của khu vực.

SCG thực hiện kinh doanh dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững. Đó là tiêu chí thân thiện với môi trường áp dụng từ việc phát triển và đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng nhiên liệu thay thế và năng lượng sạch, quản lý chất thải công nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn an toàn trong tổ chức cũng như với đối tác, đến việc chung vai gánh vác trách nhiệm cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội và cải thiện cộng đồng.

SCG tham gia một số hiệp hội tầm quốc gia. Các hiệp hội này có mục tiêu thúc đẩy trách nhiệm xã hội và môi trường, tạo điều kiện cho các tổ chức trao đổi kinh nghiệm về phát triển bền vững. Từ năm 1993, SCG đã tham gia Hội đồng Kinh doanh Phát triển bền vững của Thái Lan.

Năm 2010, SCG khởi xướng Hội nghị chuyên đề về phát triển bền vững Thái Lan, nhằm hỗ trợ việc trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm chuyên môn. Kể từ năm 2012, hội nghị này đã được nâng lên tầm khu vực và được biết đến là Hội nghị Phát triển bền vững ASEAN - một diễn đàn cho các tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm phát triển bền vững.

SCG cũng đã gia nhập Câu lạc bộ Trách nhiệm xã hội Thái Lan từ năm 2009. Đây là tổ chức gồm 27 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan, được hỗ trợ bởi Hiệp hội Các công ty niêm yết Thái Lan, Ủy ban Giao dịch chứng khoán Thái Lan và Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan, nhằm khuyến khích và điều phối các nỗ lực trách nhiệm xã hội giữa các công ty thành viên trong Câu lạc bộ.

Ở tầm quốc tế, từ năm 2000, SCG là thành viên của Hội đồng Kinh doanh Phát triển bền vững thế giới, gia nhập 2 chương trình của Hội đồng này, bao gồm Sáng kiến Xi măng bền vững (tập trung vào nghiên cứu phát triển bền vững trong ngành công nghiệp xi măng) và Công nghiệp Sản phẩm lâm nghiệp bền vững (nhằm cải thiện việc quản lý các tài nguyên rừng).

Với cam kết đã được minh chứng trong hoạt động kinh doanh tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững, SCG đã được chọn là thành viên của Chỉ số Phát triển bền vững Dow Jones Sustainability Indexes (DJSI) từ năm 1998.

SCG đã được xếp hạng Vàng trong 6 năm liên tiếp, kể từ năm 2008 và được Tổ chức Quản lý tài sản bền vững trao giải thưởng lãnh đạo ngành trong ngành vật liệu xây dựng và nội thất, được xếp hạng đầu trên DJSI suốt 3 năm liên tiếp, kể từ năm 2011.

Theo Báo Đầu tư *

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?