Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Người bảo tồn viên gạch truyền thống

10/09/2013 5:06:11 PM

Một ngày đẹp trời, ông Đinh Hồng Kỳ, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Secoin nhận được đề nghị đầu tư vào Secoin từ tập đoàn vật liệu xây dựng lớn nhất Thái Lan: SCG. Ngay từ đầu, SCG nói rằng phải được mua 60% vốn điều lệ. “Tôi đã từ chối thẳng thừng rằng tôi không có ý định bán doanh nghiệp. Chúng tôi luôn khẳng định Secoin là doanh nghiệp Việt Nam và đã xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam”, ông Kỳ cho biết.

    
Ông Đinh Hồng Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Secoin

Sau đó, tập đoàn SCG đã mua lại 85% cổ phần của Prime Group, một doanh nghiệp vật liệu xây dựng lớn khác của Việt Nam, với giá 7,2 tỉ baht, tương đương 5.000 tỉ đồng. Còn Secoin tiếp tục nhận được không ít lời mời chào mua cổ phần từ Nhật, Úc…

Điều này cũng dễ hiểu: trong khi nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong nước lao dốc không phanh Secoin vẫn đều đặn đạt mốc tăng trưởng doanh thu 20-25%/năm. Qua 24 năm xây dựng, Secoin hiện có 9 công ty, 5 nhà máy, 2 trang trại trồng rừng và hơn 800 nhân viên. Những bước tiến của Secoin đều gắn liền với tên tuổi của “thuyền trưởng” Đinh Hồng Kỳ.

Vua gạch không nung

Ông Kỳ sinh ra trong “gia đình nhà giáo”. Cha của ông, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Đinh Xuân Bá từng là Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Chủ nhiệm khoa Tin học Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi về hưu, năm 1989, ông Bá lập ra Secoin. Sau khi tốt nghiệp Khoa Điều khiển tự động Đại học Bách khoa Hà Nội, thay vì nối nghiệp cha trong sự nghiệp giáo dục, ông Kỳ đã tiếp quản nghiệp kinh doanh của cha.

Những năm 1990, người dân, khi xây nhà, đều sử dụng gạch nung, ông Kỳ lại nhập dây chuyền sản xuất gạch không nung. Kết quả là những sản phẩm đầu tay của Secoin chẳng những không bán được mà còn không tìm được đơn vị kiểm định, đo lường chất lượng.

Mùa thu năm 1995, ông Kỳ và một đoàn phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam đã gặp Tiến sĩ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, để trao đổi về việc phát triển ngành vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam. Sau đó, đoàn xuống quay phim nhà máy sản xuất gạch block không nung đầu tiên của Việt Nam đặt tại Phủ Lý - Hà Nam do Secoin cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ.

Sau 15 phút phát sóng chương trình, ông Kỳ nhận được một cuộc điện thoại từ nhà thầu xây dựng Mitsui Construction (Nhật). Mitsui cho biết họ đang xây dựng khách sạn 5 sao Horison (nay đổi tên là Pullman Hanoi). Theo thiết kế, công trình phải sử dụng gạch block bê tông nhưng Mitsui đã tìm cả Hà Nội lẫn các vùng lân cận mà không tìm ra. Và Mitsui trở thành khách hàng đầu tiên của Secoin.

Từ đó, gạch block Secoin đã được nhiều công trình trên cả nước sử dụng. Secoin cũng đã cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 nhà máy sản xuất gạch block không nung.

Là người khởi xướng và phát triển những viên gạch không nung tại Việt Nam, ông Kỳ được người trong giới mệnh danh là “vua gạch không nung”.

Bên cạnh việc du nhập gạch không nung vào Việt Nam, ông cũng tìm đường xuất ngoại cho viên gạch truyền thống: gạch bông.

Người bảo tồn gạch bông

Những năm 1997-1998, khi vào TP.HCM, ông Kỳ chứng kiến những viên gạch bông được bán với giá rẻ, chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu. Và hầu hết thợ gạch truyền thống đã rời khỏi nghề.

Trái ngược với hình ảnh đó, ở nước ngoài, ông Kỳ nhận thấy các sản phẩm này lại được coi là cao cấp, quý hiếm do làm bằng tay, chỉ có nhà giàu mới mua để sử dụng. Gạch bông ở Hà Lan, Pháp, Đức được bán với giá gần 100 Euro/m2. Trong khi người Việt Nam sính ngoại, ông Kỳ đã đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm mà thị trường trong nước chê.

Một mặt ông Kỳ đi tìm những người thợ gạch bông, mặt khác ông nhanh chóng xây dựng nhà máy tại Bình Dương nhắm đến sản phẩm chất lượng cao, giá bán cao dành cho xuất khẩu.

Với dòng gạch bông, Secoin không gặp phải sự sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc như những loại gạch khác. Ngược lại, Trung Quốc hiện đang là nước đứng hàng thứ 9 trong các nước sử dụng nhiều gạch bông của Secoin. Tuy nhiên, để đưa viên gạch bông lên một tầm mới, ông Kỳ đã đẩy mạnh quy mô và nâng cao chất lượng với công nghệ từ Thụy Sĩ, Đức và Mỹ. Hiện nay, secoin đã xây dựng 2 nhà máy sản xuất gạch bông tại Bình Dương và TP.HCM. Xuất khẩu cũng là mảng chủ đạo của Secoin chiếm 45% sản lượng. Theo dự kiến, đến năm 2014, con số này sẽ tăng lên 60%.

Mặc dù giá bán viên gạch bông Secoin cao hơn 8 lần so với trước đây và gần 2 lần so với gạch bông của những nhà sản xuất trong nước khác nhưng các khách hàng nước ngoài vẫn mua. “Lịch sản xuất các đơn hàng từ nước ngoài đã kín cho tới tháng 1 năm 2014”, ông Kỳ cho biết. Hiện tại, 95% sản lượng gạch bông Secoin được xuất khẩu sang 41 nước.

Sau những chuyến đi lại như con thoi giữa các nước và nhà xưởng, khi có thời gian rảnh, ông Kỳ thường đọc sách. “Nhiều người thích tập thể dục cho cơ thể, tôi thích tập thể dục cho trí não”, ông nói. Mặc dù là dân kỹ thuật, nhiều người lại biết đến ông như một cây bút. “Hồi nhỏ đôi lần tôi đã được chọn đi thi học sinh giỏi văn thành phố Hà Nội. Sau này làm doanh nghiệp, tôi đi nhiều, tiếp xúc nhiều và có nhiều trăn trở. Những trăn trở ấy tôi mong muốn được chia sẻ với mọi người, thế là cầm bút viết”, ông Kỳ cho biết.

Theo NCĐT *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?