Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng khó tiếp cận TPP

13/11/2015 2:40:28 PM

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất khâu đàm phán cuối cùng đã mở ra nhiều hy vọng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như thép, kính... khi thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, dù hiểu rõ những cơ hội  lớn từ TPP nhưng việc tiếp cận thị trường vẫn sẽ là những khó khăn của nhiều doanh nghiệp.

Chất lượng quyết định

Ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Công ty sản xuất Thép Úc cho rằng, để tiếp cận thị trường xuất khẩu nói chung, thị trường các nước trong TPP nói riêng, vấn đề chất lượng hàng hóa là quan trọng nhất. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là thép xây dựng, từ trước đến nay, thương hiệu của sản phẩm Thép Úc được gây dựng từ chất lượng và trong thời gian tới điều này vẫn sẽ được doanh nghiệp duy trì. Theo ông Minh, trước đây doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thép mác cao, trong khi ở Việt Nam không mấy đơn vị dám làm mặt hàng này do tiêu chuẩn cao, khắt khe, khó đáp ứng được. Ông Minh cũng nhấn mạnh, ngoài vấn đề chất lượng, các doanh nghiệp phải tìm được đầu vào thấp, giá rẻ để cạnh tranh được với bên ngoài.

Về thị trường xuất khẩu của Công ty, ông Minh cho biết, thời gian trước đây, Công ty đã xuất khẩu sang một số thị trường như Singapore, Australia, tuy nhiên hai năm trở lại đây việc xuất khẩu thép sang các thị trường nước ngoài đang tạm dừng.


Cán bộ Hải quan Lạng Sơn kiểm tra thép nhập khẩu tại biên giới.


Với mặt hàng kính nổi, Công ty kính nổi Viglacera Bình Dương cũng đã có một số thị trường xuất khẩu nhất định như Campuchia, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore... tuy nhiên chủ yếu xuất khẩu sang Campuchia, Hàn Quốc, hai thị trường Malaysia, Singapore thì lượng xuất khẩu là không lớn. Trao đổi về vấn đề xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt khi cơ hội thị trường TPP đang rộng mở, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó giám đốc Công ty kính nổi Viglacera Bình Dương cho biết, hiện nay các nước có rào cản đối với hàng nhập khẩu, trong khi các quy chuẩn của Việt Nam đối với mặt hàng này còn đơn giản. Với TPP, doanh nghiệp đã tính đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng theo hướng lựa chọn thị trường có nhiều lợi thế để ưu tiên như Malaysia, Australia... “Chất lượng sản phẩm của chúng tôi luôn được khẳng định đứng đầu cả nước, đạt tiêu chuẩn quốc tế do có công nghệ tiên tiến. Sản phẩm của chúng tôi sẽ làm được các sản phẩm kính cao cấp. Khi gia nhập TPP, chúng tôi cho rằng, muốn như thế nào thì chất lượng sản phẩm cũng phải đặt lên hàng đầu”, ông Cường nhấn mạnh.

Giải bài toán về giá, chi phí

Mặc dù những cơ hội để tiếp cận thị trường khi Việt Nam hội  nhập sâu là rất lớn, song theo các doanh nghiệp này, cái khó của doanh nghiệp là hiện nay giá thành trong nước còn cao, dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Nguyễn Quang Minh cho biết, lý do hai năm nay gần đây doanh nghiệp tạm dừng xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài là do giá thành, giá xuất khẩu của doanh nghiệp. Tham gia vào xuất khẩu tính cạnh tranh quốc tế rất cao, nhưng giá thành của doanh nghiệp còn cao so với đơn vị khác do đó không đáp ứng được. Vì thế, việc nắm bắt cơ hội xuất khẩu sang TPP là khó. Trong năm nay và năm tới, doanh nghiệp đang tập trung chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước, chủ yếu phục vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng có dự án ở Việt Nam. Song song với đó, doanh nghiệp đang suy nghĩ tìm các hướng để xuất khẩu. Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết hiện nay giá xuất khẩu kính nổi thấp hơn giá trong nước nên doanh nghiệp không xuất khẩu nhiều, tỷ lệ chiếm khoảng 10%. Tiêu thụ nội địa vẫn là chủ yếu với 90% sản phẩm.

Khi hội nhập TPP, việc tồn tại vững trên sân nhà cũng là bài toán mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý, bởi không chỉ các sản phẩm nhập khẩu của các nước sẽ vào Việt Nam, mà theo dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, nhiều doanh nghiệp FDI sẽ vào đầu tư xây dựng. Theo ông Nguyễn Văn Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty Bluescope, doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng cung cấp những sản phẩm và dịch vụ gia tăng giá trị, đáp ứng những tiêu chuẩn cao như tôn lợp công nghệ Thermatech® đáp ứng tiêu chuẩn LEED cho các công trình xanh, tôn lợp có độ bền chống ăn mòn cao cho các môi trường khắc nghiệt trong các nhà máy dệt nhuộm, hoặc tôn lợp chống bám bụi cho các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm. Đối mặt với sức ép của hội nhập trên sân nhà, ông Cường cho biết, doanh nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, là những sản phẩm mà doanh nghiệp có lợi thế nhưng các nước khác chưa đạt được để đảm bảo lượng hàng của mình không bị phụ thuộc vào hàng nhập khẩu có thuế suất bằng 0%.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, khi đã tham gia hội nhập thì đi kèm với cơ hội là thách thức. Làm sao để tận dụng cơ hội và có giải pháp để giải quyết các thách thức là nhiệm vụ của các doanh nghiệp, vì lúc này tồn tại ở trong nước hay nước ngoài thì cũng như nhau do tính cạnh tranh cao trong hội nhập. 

Bích Ngọc (Theo Báo Hải Quan)

 

Các tin khác:

10 tháng: Đồng Tâm Group đạt 80 % kế hoạch năm ()

Doanh nghiệp VLXD nước ngoài chiếm thị phần chi phối ()

Phê duyệt Phương án cổ phần hóa TCty Vật liệu xây dựng số 1 ()

Quý III: Doanh thu Vicem bao bì Bút Sơn giảm mạnh ()

Tháng 10: Gang thép Thái Nguyên tiêu thụ tăng trưởng khá ()

Quý III: VICEM Thạch cao Xi măng lỗ ròng 613 triệu đồng ()

Xi măng Bỉm Sơn xây dựng văn hóa doanh nghiệp ()

9 tháng: Xi măng Đồng Lâm tiêu thụ 930.562 tấn sản phẩm ()

Cty Xi măng - Xây dựng Công trình Cao Bằng chủ động tái cơ cấu ()

Quý III: Xi măng Hà Tiên 1 lãi ròng gần 138 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?