Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Doanh nghiệp thép nội đối mặt với nguy cơ thiếu quặng sắt

29/06/2015 5:20:02 PM

Theo tính toán của Hiệp hội Thép Việt Nam, từ 2016, mỗi năm ngành thép sẽ cần khoảng 20 triệu tấn quặng sắt. Tuy nhiên, lượng quặng trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50%.



Giá quặng sắt thế giới giảm sâu, nguồn cung trong nước thiếu hụt đã khiến nhiều doanh nghiệp quyết định chuyển hướng nhập quặng từ nước ngoài về để luyện thép. Về ngắn hạn, đây là bài toán hiệu quả, nhưng về lâu dài, việc thiếu ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ làm giảm sức cạnh tranh cũng như tính chủ động của ngành thép trong quá trình hội nhập.

Việc nhập khẩu quặng có thể giải quyết được bài toán về nguyên liệu cho doanh nghiệp hiện nay, nhưng về lâu dài các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với hai vấn đề là thiếu tính tự chủ về nguyên liệu và tăng chi phí dự trữ quặng để đảm bảo hoạt động được ổn định.

Theo đại diện Bộ Công Thương, trữ lượng quặng sắt toàn quốc ước tính khoảng 1,3 tỷ tấn, trong đó mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất với hơn 500 triệu tấn. Đây chính là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất thép cũng như chiến lược hình thành các nhà máy thép quy mô 3 triệu tấn của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, sau 7 năm triển khai dự án, mỏ sắt Thạch Khê vẫn chưa phát huy được hiệu quả mong đợi.

Để đảm bảo phục vụ cho các nhà máy sản xuất trong nước, từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc cấm xuất khẩu các loại khoáng sản, trong đó có quặng sắt để dành cho việc chế biến sâu trong nước.

Ngoài ra, Chính phủ đã có văn bản tháo gỡ khó khăn để dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê sớm đi vào hoạt động. Theo đó, đến giữa tháng 7/2015, nếu các cổ đông của dự án thép Thạch Kê vẫn không góp đủ vốn thì sẽ cho phép các cổ đông hiện hữu điều chỉnh tỷ lệ góp vốn để bảo đảm nguồn vốn cho dự án có thể triển khai theo tiến độ đề ra.

Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Xi măng Fico Tây Ninh tổ chức hội thi "An toàn vệ sinh viên giỏi" ()

Vicem Hoàng Thạch tiêu thụ xi măng và clinker đạt hơn 2 triệu tấn ()

Thái Nguyên: Ngành xi măng, sắt thép tiêu thụ tốt ()

Viglacera Thái Bình - Điểm sáng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng ()

5 tháng Xi măng Cẩm Phả tiêu thụ xi măng tăng 21% ()

DIC tiếp tục đầu tư vào sản xuất clinker và xi măng ()

Xi măng Cẩm Phả - Thương hiệu xi măng uy tín ()

Xi măng FiCO Tây Ninh tích cực đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ ()

Ngành Xây dựng và Vật liệu tăng trưởng đột biến ()

Saint Gobain gia tăng cổ phần tại doanh nghiệp VLXD Vĩnh Tường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?