Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp ngành xây dựng

17/07/2015 11:19:43 AM

Theo kế hoạch, trong năm 2015, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành cổ phần hóa (CPH) 19 doanh nghiệp, gồm chín công ty mẹ tổng công ty, tám công ty con CPH cùng công ty mẹ và hai công ty con CPH riêng. Đến nay, công tác CPH các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, quá trình CPH vẫn còn nhiều vướng mắc, nếu không kịp thời tháo gỡ, sẽ khó có thể bảo đảm tiến độ đề ra.



Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính (Bộ Xây dựng), ông Đặng Văn Long đánh giá, trong quá trình thực hiện CPH, nhiều doanh nghiệp gặp một số khó khăn vướng mắc, làm ảnh hưởng đến tiến độ CPH. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc Bộ Xây dựng thực hiện CPH trong năm 2015 đều có quy mô lớn, tổng tài sản đều hơn 10 nghìn tỷ đồng, giá trị vốn nhà nước từ 1.000 - 15 nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp có nhiều tài sản là quyền sử dụng đất, nhà cửa, khu đô thị, khu công nghiệp, máy móc thiết bị xây dựng có giá trị cao, nhiều khoản đầu tư ngoài ngành... cho nên việc xác định giá trị doanh nghiệp để CPH rất phức tạp, đòi hỏi sự thận trọng và tốn nhiều thời gian.

Hơn nữa, một số vướng mắc về cơ chế, chính sách trong CPH như: Việc định giá các khoản đầu tư chưa niêm yết, việc phân định sở hữu chung, riêng tại các dự án nhà ở, việc xử lý tài chính trước khi xác định giá trị DN, quy trình tìm kiếm cổ đông chiến lược... cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CPH. Hơn nữa, tỷ lệ thoái vốn tại một số DN đạt thấp, mới đạt 25,2% kế hoạch đề ra. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do tình hình thị trường chứng khoán thời gian qua phục hồi chậm, nhiều hàng hóa được chào bán, cổ phiếu trong lĩnh vực xây dựng không hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng về chủ quan, lãnh đạo một số DN chưa thật sự tập trung, rà soát, lập kế hoạch sát với thực tế để triển khai có hiệu quả việc thoái vốn.

Thực tế quá trình CPH các DNNN thuộc Bộ Xây dựng cũng bị gián đoạn mất khoảng ba năm khi Bộ thành lập hai tập đoàn. Bên cạnh đó, một trong những khó khăn riêng trong quá trình CPH các DNNN thuộc Bộ Xây dựng là xử lý các khoản đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính, nhất là một số dự án xi măng. Đơn cử là các dự án Xi măng Hạ Long của Tổng Công ty Sông Đà, dự án Xi măng Sông Thao của Tổng Công ty Phát triển nhà và Đô thị (HUD)... đều là những dự án đang gây áp lực tài chính rất lớn đến quá trình CPH của các đơn vị này.

Bộ Xây dựng phối hợp Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án chuyển giao hai dự án nêu trên cho Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình chuyển giao liên quan các khoản vay trả nợ đầu tư của các dự án này, cũng như cách thức chuyển giao. Điều này vô hình trung làm ảnh hưởng đến quá trình sắp xếp, CPH doanh nghiệp của các đơn vị liên quan.

Để xử lý các dự án xi măng thua lỗ, trong khi chờ quyết định cuối cùng từ Chính phủ, các đơn vị liên quan cũng đã tích cực lên phương án cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem, ông Lương Quang Khải cho biết, mặc dù giá điện tăng 7%, các chi phí đầu vào cho sản xuất xi măng đều tăng, nhưng sáu tháng đầu năm, sản lượng của Vicem tăng 5% so cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 709 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch đề ra. Một số doanh nghiệp trước đây rất khó khăn, nay đã bắt đầu kinh doanh có lãi như: Xi măng Vicem Hải Phòng, Xi măng Tam Điệp...

Vicem đã đẩy mạnh các biện pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả, ứng dụng khoa học - công nghệ, hằng năm cán bộ, công nhân viên Tổng công ty đóng góp 400 đến 500 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khoảng tám đề tài nghiên cứu được áp dụng thành công vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng. Vicem cũng đã đưa ra dự báo từ đầu năm về các khả năng biến động chi phí, như nguyên liệu đầu vào, tỷ giá, khả năng trả nợ,... để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho cả năm. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Vụ trưởng Kế hoạch - Tài chính (Bộ Xây dựng) Đặng Văn Long, hiện nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt về công tác tái cơ cấu, CPH DNdoanh nghiệp, đồng thời có nhiều văn bản, cơ chế chính sách để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Do đó, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về tái cơ cấu, CPH theo đề án đã được phê duyệt, việc đổi mới tư duy, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, người lao động doanh nghiệp trong công tác CPH, tái cơ cấu là rất quan trọng. Bộ Xây dựng đã quy định việc thực hiện kế hoạch CPH, tái cơ cấu là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết những vướng mắc trong quá trình CPH, tái cơ cấu...

Bích Ngọc (TH)

 

Các tin khác:

Ngành xi măng: Đầu tư công nghệ đi đôi với yếu tố con người ()

Nhà máy xi măng Đồng Lâm ổn định sản xuất, mở rộng thị trường ()

Xi măng Xây dựng Quảng Ninh: Sẽ chuyển nhượng 97.850 cổ phần tại CTCP Núi Rùa ()

6 tháng: TCty VLXD số 1 - FiCO vượt chỉ tiêu kế hoạch ()

Năm 2015: Vicem tiếp tục định hướng phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu ()

Xi măng Hà Tiên có thể lỗ do chênh lệch tỷ giá ()

VLXD Bỉm Sơn khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch ()

Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tại Vicem ()

Xi măng Quán Triều phát huy lợi thế, khẳng định thương hiệu ()

Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng bổ sung lĩnh vực hoạt động ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?