Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Xuất khẩu xi măng - Kênh tiêu thụ nhiều tiềm năng

10/03/2015 5:07:57 PM

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu xuất khẩu xi măng trong năm 2014 đạt 21,1 triệu tấn, tổng giá trị xuất khẩu là 912,4 triệu USD. Đây là năm thứ 4 liên tiếp xuất khẩu xi măng vượt qua con số 21 triệu tấn, sau nhiều năm chúng ta phải nhập khẩu mặt hàng này.

Cách đây 5 năm, Việt Nam còn là quốc gia phải nhập khẩu xi măng, thì đến nay, ngành công nghiệp xi măng đã chủ động đáp ứng được thị trường xi măng trong nước và phục vụ tốt cho xuất khẩu. Hiện nay, xuất khẩu xi măng của Việt Nam chiếm 27% sản lượng tiêu thụ toàn ngành.

Cụ thể, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu năm 2014 là thị trường Bangladesh, đây là thị trường nhập khẩu xi măng lớn nhất hiện nay của nước ta. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Bangladesh xấp xỉ 8,4 triệu tấn xi măng và clinker, giá trị xuất khẩu ước đạt 322,7 triệu USD.

Đứng thứ 2 là Indonesia, tổng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này ước tính lên đến 2,6 triệu tấn xi măng và clinker, tương đương 123 triệu USD. Đứng vị trí tiếp theo là Malaysia và Philipines, tổng giá trị xuất khẩu xi măng ước đạt lần lượt là 62 triệu USD và 44 triệu USD.


Xi măng Thăng Long xuất lô hàng 33.000 tấn xi măng thứ 2 sang Châu Phi.


Theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, giá trị xuất khẩu của ngành xi măng trong năm 2014 được đánh giá là nguồn ngoại tệ đáng kể góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đồng thời giúp bình ổn cán cân thương mại.

Đóng góp vào thành công tại thị trường xuất khẩu xi măng phải kể đến các đơn vị như Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Tập đoàn Xi măng The Vissai, Xi măng Thăng Long, Xi măng Cẩm Phả…

Theo ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Hội đồng thành viên The Vissai - nếu tính từ hợp đồng xuất khẩu đầu tiên mà tập đoàn đàm phán thành công sang thị trường Băngladesh vào năm 2010, đến nay sau 4 năm tham gia thị trường xuất khẩu, tập đoàn đã vươn ra hơn 30 quốc gia. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2015, The Vissai đã vinh dự đón chuyến tàu SPIRIT OF SEATREK, chở hơn 58.000 tấn clinker sang thị trường Bangladesh, đồng thời đánh dấu mốc son 10 triệu tấn clinker xuất khẩu của Tập đoàn.

Khoảng 40% sản lượng xi măng từ nhà máy hiện có của Công ty Xi măng Thăng Long đã được xuất khẩu trong năm 2014, với hơn 1 triệu tấn xi măng xuất khẩu trong năm 2014. Đặc biệt, cuối năm 2014, Công ty đã xuất khẩu thành công lô hàng xi măng bao nhãn hiệu Thăng Long sang thị trường Philippines - một thị trường được đánh giá là khó tính về chất lượng và thủ tục cấp phép xuất khẩu, đã cho thấy, Xi măng Thăng Long là một trong số ít doanh nghiệpViệt Nam xuất khẩu thành công xi măng bao mang thương hiệu Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

Được biết, thị trường xuất khẩu của Xi măng Cẩm Phả chủ yếu là các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á, trong đó, thị trường Nam Á chiếm khoảng 70% sản lượng sản xuất của Công ty.

Xi măng Cẩm Phả đang có kế hoạch chuyển dần từ xuất khẩu clinker sang xuất xi măng rời. Hiện tại, Công ty đang cải tạo lại máng xuất để vừa xuất clinker, vừa xuất xi măng trong năm 2015. Việc xuất khẩu xi măng rời của Xi măng Cẩm Phả sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với xuất khẩu xi măng bao như hiện nay.

Giá xi măng xuất khẩu bình quân của Việt Nam hiện ở mức 43,155 USD/tấn sản phẩm. Mức giá này tăng khoảng 2 USD/tấn sản phẩm. Như vậy, giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam đang dần cân bằng và tương đương với giá của mặt bằng xuất khẩu chung giữa các nước trong khu vực.

Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu xi măng đã đi vào nề nếp, chất lượng sản phẩm đã ổn định và được thị trường ghi nhận. Giá trị xuất khẩu xi măng đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp chứ không phải là giải pháp tình thế.

Theo ông Lê Văn Tới, Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đánh giá, 4 năm gia nhập thị trường xuất khẩu là khoảng thời gian không dài, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam cũng đã tích lũy được kinh nghiệm trong khai thác thị trường, đàm phán hợp đồng.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Hiệp hội Xi măng đưa ra phương án phối hợp giữa các doanh nghiệp nhằm tăng cường hợp tác xuất khẩu sản phẩm xi măng. Trên cơ sở đó, các các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp, tăng cường liên kết, hợp tác vì quyền lợi và hiệu quả của chính mình và các doanh nghiệp trong nước.

Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?