Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Đài Loan: Thị trường xuất khẩu gạch men đầy hứa hẹn

09/01/2015 3:54:56 PM

Đài Loan là một thị trường có quy mô nhỏ và có thể coi là một trong những số ít thị trường rất khó tính. Vì vậy, các sản phẩm gạch men gốm sứ của Việt Nam muốn bán được vào thị trường Đài Loan luôn đòi hỏi mẫu mã và chất lượng cao.

Đài Loan với địa hình đồi núi, và là đảo hay xảy ra động đất nên các công trình kiến trúc của Đài Loan thường rất thấp, trên dưới 20 tầng và ngành vật liệu xây dựng của Đài Loan cũng không còn nhộn nhịp bởi do bộ mặt đô thị gần như đã được hoàn thiện từ thập niên 80-90 của thế kỷ trước trong khi số ít các dự án xây dựng mới của ngành bất động sản lại không thực sự phát triển do quỹ đất hạn hẹp và giá bất động sản bị đẩy lên khá cao so với thu nhập của người dân.

Chính phủ Đài Loan trên đảo đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất gạch men sử dụng nguyên liệu đốt bằng gas để tránh ô nhiễm bảo vệ môi trường, thêm vào đó với việc giá cả nguyên vật liệu, nhân công tăng, phần lớn các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp này của Đài Loan đã được di dời sang các nước thứ 3 nơi có nguồn nhân công và nguyên liệu rẻ hơn như Trung Quốc, hay các nước ASEAN trong đó có Việt Nam và từ đó xuất khẩu ngược trở lại Đài Loan cũng như xuất khẩu đi các nước khác Thế giới.


Nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch men của Việt Nam đều đang có nhà phân phối tại thị trường Đài Loan.

Các doanh nghiệp gạch men của Đài Loan hiện nay đang đầu tư lớn tại Việt Nam có thể kể đến như : Chang yih, Bạch Mã, Caesar, v.v... đa phần tập trung tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam như Đồng Nai, Bình Dương.

Theo ông Chengnan - Chen Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty gạch men Three Stars- Tổng đại lý gạch nung Gốm Đất Việt tại Đài Loan - nguyên Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Đài Loan, trong thời kỳ ông Chen làm Chủ tich Hiệp hội gốm sứ Đài Loan, ông đã thành công đưa mặt hàng gạch men vào "Danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục" nhằm bảo vệ ngành công nghiệp nội địa của Đài Loan và đến nay ưu thế đó đã chuyển sang cho hàng gạch men của Việt Nam khi gạch của Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thị trường Đài Loan.

Tuy vậy, do lợi nhuận, ông Chen cũng cho biết nhiều doanh nghiệp Đài Loan/ Trung Quốc đã lợi dụng chính sách chuyển cảng, thu mua gạch men Trung Quốc giá rẻ lấy xuất xứ nước thứ 3 và bán vào Đài Loan.. Một trong những biện pháp được nhà chức trách Đài Loan áp dụng trong quy trình nhập khẩu gạch men là yêu cầu phải dùng phương pháp đúc, nung thể hiện rõ tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng nước ngoài trên mặt dưới của loại gạch đó.

Đối với các trường hợp không thể hiện xuất xứ trên gạch sẽ không được phép thông quan nhập khẩu vào Đài Loan. Có thể nói thị trường gạch men hiện nay tại Đài Loan chủ yếu do doanh nghiệp Đài Loan đầu tư sản xuất tại Việt Nam và bán ngược về Đài Loan song cũng có các doanh nghiệp "thuần" Việt bán hàng khá tốt vào thị trường này. Qua tiếp xúc, được biết, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như: Tổng Công ty Viglacera, Viglacera Hạ Long, Gốm đất Việt, Prime, Thạch Bàn, v.v.... đều cũng đã có đại lý phân phối tại Đài Loan.

Có thể thấy gạch men xuất xứ từ Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị trường Đài Loan bằng mẫu mã và chất lượng. Dự báo đây là một thị trường xuất khẩu gạch men đầy hứa hẹn trong thời gian tới.

Quỳnh Trang (TH/ BCT)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?