Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Giá gạo Việt Nam ngang giá gạo Thái Lan

17/04/2011 2:51:21 PM

Theo giá xuất khẩu gạo từ hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lần đầu tiên sau 20 năm, giá gạo Việt Nam ngang bằng Thái Lan. Tuần đầu tháng tư, nhà nhập khẩu bắt đầu trở lại mua gạo. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho hay, ngoài việc cấp hạn ngạch cho thương nhân tự nhập khẩu 660.000 tấn gạo, cuối tuần trước, Chính phủ Philippines còn giao cơ quan lương thực Quốc gia (NFA) mở thầu tập trung mua thêm 300.000 tấn



Gạo xuất khẩu Việt Nam (Hình mang tính minh họa)

Thị trường châu Phi, Bangladesh, Indonesia, Iraq cũng khởi động mua vào số lượng lớn. Những diễn biến này, khiến giao dịch gạo thế giới trong hơn hai tuần đầu tháng tư khá sôi động. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng khoảng 25 – 30 USD, từ 430 USD lên 455 – 460/tấn (giao tại cảng bên bán).

Theo kịp giá gạo Thái

Phiên giao dịch hôm đầu tuần này, một số doanh nghiệp Thái bán gạo 5% tấm cho đối tác Indonesia chỉ ở mức ngang bằng, thậm chí thấp hơn giá gạo Việt Nam, dao động từ 450 – 455 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái, giá gạo Thái loại 5% tấm cùng phẩm cấp như Việt Nam đã giảm 100 USD, và lần đầu tiên sau 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu, gạo Việt Nam đã theo kịp gạo Thái Lan trên phương diện giá trị.

Từ chênh lệch có khi lên tới 150 USD cho mỗi tấn gạo bán ra, việc ngang bằng giá với gạo Thái Lan có phản ánh được năng lực cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam? Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, trong năm 2010, trong 4 triệu tấn gạo Chính phủ Thái Lan bán cho thương nhân Thái, vẫn còn 3 triệu tấn tồn kho. Nếu cộng cả thêm lượng gạo thu hoạch mùa vụ mới từ tháng 11.2010 đến hết tháng 4.2011, thì Thái Lan vẫn còn tồn kho ít nhất 6 triệu tấn. Áp lực bán ra từ đó.

Việc Chính phủ Thái Lan quy định mức giá sàn hỗ trợ tối thiểu góp phần tạo cơ hội cho doanh nghiệp Thái Lan cạnh tranh về giá. Chẳng hạn, Chính phủ quy định mức giá sàn hỗ trợ tối thiểu là 8.000 baht/tấn, trong trường hợp doanh nghiệp mua theo giá thị trường với mức 6.000 baht thì nông dân được bù thêm 2.000 baht. Do nông dân được đảm bảo lợi nhuận, nên doanh nghiệp có thể hạ giá ngang bằng thậm chí thấp hơn so với Việt Nam để cạnh tranh.

Là người có kinh nghiệm lâu năm đàm phán xuất khẩu gạo, bà Cao Thị Ngọc Hoa, phó tổng giám đốc tổng công ty Lương thực miền Nam cho rằng, giá gạo Việt Nam thường được nâng đỡ khi gạo Thái Lan duy trì ở mức cao hơn. Tại thời điểm hiện nay, khi mức chênh lệch giá không còn, thì gạo 5% tấm của Thái với đặc tính sinh trưởng dài ngày, thuần một giống, hạt trong, dài, đồng đều, cơm dẻo, thơm, ngon hơn hẳn gạo Việt Nam nên được nhà nhập khẩu tìm mua.

Do Thái Lan giảm giá

“Từ giữa tháng 3 đến nay, nhà xuất khẩu gạo Thái liên tục giảm giá bán gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Nếu bán ngang giá thì khách hàng mua gạo Thái vì chất lượng gạo của mình vẫn thấp hơn một bậc so với họ”, giám đốc một doanh nghiệp thừa nhận. Theo vị này, việc đang phải bán gạo 5% tấm chỉ với 455 – 460 USD/tấn, ngang bằng gạo Thái khiến doanh nghiệp chịu thua lỗ ít nhất 10 – 15 USD so với giá thành mua vào hiện nay.

“Không biết VFA đánh giá như thế nào, nhưng bằng kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng nếu gạo Thái có giá cao thì sẽ kéo gạo Việt Nam lên”, vị này nói thêm.

Nếu xét trên phẩm cấp, thì loại gạo Thái có giá bán ngang bằng với Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 15% sản lượng trong số 8 – 9 triệu tấn xuất khẩu hàng năm, còn lại đa số là dòng thơm như Hom Mali 105 vẫn đang bán với giá gần 700 USD/tấn. Trong khi sản lượng gạo thơm Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 10%.

Giá gạo mà doanh nghiệp Thái bán là theo thoả thuận thương mại, chu kỳ thanh toán nhanh. Phần lớn lượng gạo xuất khẩu Việt Nam bán theo hợp đồng thoả thuận cấp chính phủ, tuy giá cao nhưng thường mua bán trả chậm (như trường hợp Philippines mãi sau 270 ngày giao hàng mới nhận tiền). Mức lãi suất trả sau, theo thừa nhận doanh nghiệp, tuy vẫn được tính, nhưng phải ưu đãi “trên tinh thần hợp tác”. Ngoài ra, giá trúng thầu các lô hàng xuất khẩu tập trung còn phải gánh thêm nhiều khoản phí khác nữa. Đầu năm 2007, Indonesia đã từng điều tra nhiều quan chức trong cơ quan hậu cần quốc gia (Bulog) nhận hoa hồng từ phía nhà cung cấp gạo Việt Nam trong những lô gạo nhập khẩu tập trung là một ví dụ.

Việc thu hẹp khoảng cách với giá gạo Thái Lan, chỉ có ý nghĩa đến từ việc chất lượng hạt gạo Việt Nam được nâng lên. Còn, một khi chúng ta vẫn duy trì “lợi thế” là quốc gia duy nhất cung cấp chủ lực gạo phẩm cấp thấp, thì gạo Thái giảm giá ngang bằng với gạo Việt Nam, sẽ mang đến bất lợi đối với doanh nghiệp.
TL- Nguồn: 24h.com.vn

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?