Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Cung vượt cầu vẫn nhập khẩu

30/09/2013 5:03:49 PM

Hiện thời cũng như từ nhiều năm trước, sản xuất thép của Việt Nam đã rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Mặc dù hiện trạng ấy nhiều lần được cảnh báo nhưng số dự án cũng như công suất và sản lượng thép vẫn cứ tiếp tục tăng lên bất chấp quy hoạch đã được công bố. Từ 2012 đến nay, ngành sản xuất thép càng trở nên khốn đốn bởi lượng hàng tồn kho luôn ở mức cao, doanh số hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh theo đó không ngừng giảm sút. Đầu năm 2013 đến nay, bình quân mỗi tháng sản lượng thép trong nước tồn kho lên đến gần 31 ngàn tấn/tháng.

Từng doanh nghiệp cũng như toàn ngành sắt thép đang phải gồng mình giải quyết tình trạng hàng hóa tồn kho khối lượng lớn, thậm chí có những thời điểm không ít doanh nghiệp gần như bất lực trước vấn đề nan giải ấy. Vậy nhưng, thật là kì quặc, sản lượng thép trong nước đang tồn kho nhưng một số doanh nghiệp vẫn "tích cực” nhập khẩu mặt hàng này với số lượng lớn. Bình quân mỗi tháng từ đầu 2013 đến nay, mặt hàng sắt thép nhập khẩu đạt mức khủng với hơn 750 ngàn tấn/tháng. Đến cuối tháng 9-2013, Việt Nam phải chi ra gần 5 tỉ USD để nhập khẩu sắt thép. Tính riêng mặt hàng sắt thép nhập khẩu, bình quân mỗi tháng số ngoại tệ "chạy” ra nước ngoài lên đến hơn 500 triệu USD.  Tình trạng nhập siêu chưa được đẩy lùi, bởi nhiều nguyên nhân chủ quan, trong đó có việc nhập khẩu sắt thép số lượng lớn, mặc dù mặt hàng này sản xuất trong nước đang bị tồn kho nhiều.

Hàng triệu tấn thép do Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ nhiều nước, trong đó Trung Quốc luôn luôn chiếm ngôi vị hàng đầu, kể cả số lượng hàng hóa cũng như tổng giá trị kim ngạch. Hiện thời Trung Quốc chiếm hơn 37% thị phần trong tổng sản lượng sắt thép Việt Nam nhập khẩu. Đến cuối quý 3/2013, sản lượng thép Trung Quốc "chảy” vào Việt Nam tăng gần 69% so cùng kì 2012, hưởng thuế xuất 0%. Đây là vấn đề rất không bình thường, phía Trung Quốc được hưởng lợi lớn, sản xuất thép nội địa gánh chịu thiệt hại không nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất thép cũng như ngành chuyên trách nhiều lần " kêu cứu” nhưng tình trạng nói trên vẫn tiếp tục tái diễn.

Sản phẩm thép không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu. Theo đó không thể (nói đúng hơn là không được) dùng biện pháp hành chính để "trói” các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có mặt hàng sắt thép. Không cấm nhập khẩu không có nghĩa là buông lỏng quản lí, phải sử dụng biện pháp kinh tế (kể cả giải pháp hàng rào kĩ thuật) để "chọi” với nguồn hàng nhập khẩu. Chức năng quản lí nhà nước cũng như thị trường nội địa đang đặt ra yêu cầu như vậy đối với ngành sắt thép hiện đang khốn đốn bởi sự cạnh tranh không cân sức với sắt thép nhập khẩu.

Theo ĐĐK *

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?