Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Đua nhau bán dự án bất động sản

11/09/2013 3:22:36 PM

Cùng với động thái giảm 40-50% giá tại các dự án bất động sản cao cấp, thời gian gần đây hàng loạt doanh nghiệp cũng lên kế hoạch chuyển nhượng lại dự án bất động sản sau thời gian dài ôm hàng chờ thị trường phục hồi.

Không rầm rộ tuyên bố tạm rút lui khỏi lĩnh vực bất động sản như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, hàng loạt doanh nghiệp công bố kế hoạch bán lại dự án để thu hồi vốn, chưa kể nhiều dự án đã được âm thầm sang tên đổi chủ.

Đua nhau bán dự án

Ngày 30.8 vừa qua, Công ty CP Licogi 16 đã công bố thông qua quyết định về việc chuyển nhượng dự án Sky Park Garden (Hà Nội). Cùng ngày, trong công văn giải trình kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2013, doanh nghiệp này cho biết “thị trường bất động sản đóng băng, hàng tồn kho chưa kinh doanh được nên đã không đóng góp doanh thu, lợi nhuận nào trong sáu tháng đầu năm 2013”.

  
Một dự án (quận 2, TP.HCM) đã được nhà đầu tư nước ngoài mua lại của doanh nghiệp trong nước.

Bất động sản cao cấp giảm giá mạnh

Công ty Novaland - chủ đầu tư dự án Sunrise City (quận 7, TP.HCM) - vừa chào bán sản phẩm căn hộ khu North Towers (giai đoạn 3) với giá 27 triệu đồng/m2, giảm 50% so với mức giá bán lên tới 50 triệu đồng/m2 của giai đoạn 1 (South City).

Trong thông báo sự kiện bất thường gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 6.9, Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) cho biết sẽ giảm 50% giá bán khu biệt thự ven sông (34 nền) và nhà phố thương mại (41 nền) thuộc dự án The Everich 3 (quận 7, TP.HCM), với giá bán bình quân 40 triệu đồng/m2 đất.

Theo PDR, việc thực hiện kế hoạch kinh doanh trong tình hình bất động sản còn khó khăn hiện nay là không dễ dàng, hơn nữa PDR cần có dòng tiền để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh trong năm tới.
Ngày 28.8, HĐQT Công ty CP Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí đã thông qua việc hợp tác đầu tư phân chia lợi nhuận hoặc các hình thức khác như chuyển nhượng dự án tổ hợp căn hộ và dịch vụ công cộng CT15 Việt Hưng (Hà Nội).

Tương tự, ngày 23.8, Công ty CP Savimex cũng công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án cho đối tác góp vốn đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cũng như hồ sơ pháp lý của dự án nhà ở tại phường Phú Mỹ (Q.7, TP.HCM), sau đó chuyển nhượng toàn bộ dự án cho đối tác.

Trước đó, ngày 16.8, Công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (UDEC) đã công bố nghị quyết HĐQT thống nhất chuyển nhượng toàn bộ dự án chung cư Bàu Sen (diện tích 0,9ha) cho nhà đầu tư khác.

Theo UDEC, trường hợp không chuyển nhượng được sẽ xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển dự án này từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội. Trong tháng 8-2013, hàng loạt dự án bất động sản cũng sang tên đổi chủ.

Chẳng hạn, dự án Alaska Garden City đã được chuyển nhượng cho chủ mới là Tập đoàn FLC, sau khi FLC mua lại 99% phần vốn cổ phần của Công ty CP đầu tư địa ốc Alaska với tổng giá trị chuyển nhượng 300 tỉ đồng.

Trong khi đó, ông Lương Trí Thìn - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh (DXG) - cho biết DXG vừa mua lại năm dự án bất động sản, trong đó có bốn dự án căn hộ tại TP.HCM, chưa kể hợp tác góp vốn nhiều dự án khác.

Một lãnh đạo Công ty HungThinh Land cho biết doanh nghiệp này đã hợp tác góp vốn - một hình thức mua lại một phần - tại hai dự án căn hộ trên địa bàn TP.HCM.

Đây là những dự án đang xây dựng dở dang nhưng chủ đầu tư không đủ tiền nên buộc phải bán lại một phần, trong đó doanh nghiệp góp vốn sẽ đổ tiền vào tiếp tục xây dựng và nhận số lượng sản phẩm tương ứng.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng loạt dự án bất động sản tại quận 2, 9, Thủ Đức và Bình Tân... hiện đã đổi chủ.

Nhiều dự án rơi vào tay nhà đầu tư ngoại

Tổng giám đốc một công ty bất động sản và là chủ một dự án căn hộ đang xây dựng dở dang tại quận Tân Bình thừa nhận khó khăn kéo dài của thị trường bất động sản đã đẩy nhiều chủ đầu tư vào cảnh dở khóc dở mếu.

“Nếu bán được tôi đã bán rồi, cũng may là dự án sắp hoàn thành và bàn giao nhà cho khách hàng. Bản thân tôi phải bán hai căn nhà và một dự án khác để lấy tiền tiếp tục hoàn thiện dự án đang xây dựng dở dang do ngân hàng không dám cho vay, mà có cho cũng chẳng dám vay vì lãi suất vẫn còn cao” - vị này nói.

Ông Hoàng Anh Tuấn - tổng giám đốc Công ty bất động sản Tấc Đất Tấc Vàng - cho rằng khó khăn kéo dài của thị trường bất động sản buộc các doanh nghiệp phải bán lại dự án, thậm chí bán lỗ để thu hồi vốn.

Theo ông Tuấn, vào thời điểm thị trường bất động sản phát triển nóng, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành cũng đua nhau đổ vốn vào thị trường này dù không có nguồn lực, kinh nghiệm cũng như nhân lực để thực hiện dự án.

Thực tế cho thấy nhiều dự án căn hộ trên địa bàn TP.HCM chậm tiến độ, thậm chí ngừng xây dựng khi dự án đang dở dang vì thiếu vốn, thanh khoản thị trường kém.

“Nếu tiếp tục ôm dự án, doanh nghiệp chắc chắn càng gặp nhiều khó khăn hơn do phải chịu áp lực về lãi vay, do vậy giải pháp thà bán rẻ dự án còn hơn giữ “cục nợ” bên mình” - ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, khả năng bán được dự án với giá trị lên tới vài trăm tỷ đồng trong thời điểm này không phải dễ, trừ khi kiếm được các đối tác nước ngoài, do phần lớn doanh nghiệp trong nước đều đang gặp khó khăn về dòng tiền.

Chia sẻ quan điểm này, ông Lương Trí Thìn cho biết áp lực thoái vốn ngoài ngành tại các tập đoàn nhà nước cũng như doanh nghiệp khác cũng là lý do khiến số lượng dự án bất động sản rao bán có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.

Theo ông Thìn, ngoài một số ít doanh nghiệp bất động sản trong nước, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật, Singapore và Malaysia... đang nhảy vào săn tìm các dự án bất động sản để mua lại.

Dù thông tin không được công bố rộng rãi, nhưng nhiều dự án bất động sản dù đang có “vỏ” là doanh nghiệp trong nước nhưng “ruột” lại của nhà đầu tư ngoại. “Khó khăn của chủ dự án lại là cơ hội cho người mua, những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính hiện đang có nhiều lựa chọn về giá, dự án tốt và đặc biệt không tốn thời gian làm thủ tục (thường kéo dài 2-3 năm), do phần lớn dự án đang rao bán đều là đất sạch và đã đầy đủ thủ tục pháp lý” - ông Thìn nói

Theo Tuổi trẻ *

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?