Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Thị trường bê tông khí chưng áp (AAC): Chưa bán được đã lo thừa

16/09/2011 10:30:59 AM

Hưởng ứng chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) của Chính phủ theo Quyết định số 567/ QĐ-TTg, các nhà đầu tư trong nước đã nhanh chóng bắt tay vào các dự án sản xuất vật liệu xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, tại thời điểm này các DN sản xuất gạch không nung (đặc biệt là gạch bê tông khí chưng áp AAC) đang rối như tơ vò vì không tìm được lối ra cho sản phẩm.




Lại “trăm hoa đua nở”


So với các cơ sở sản xuất VLXKN như xi măng cốt liệu, thì công nghệ và thiết bị đầu tư bê tông khí chưng áp (AAC) tốn kém hơn rất nhiều lần. Theo tính toán của nhiều DN, để xây dựng được nhà máy sản xuất AAC phải mất ít nhất 100 tỷ đồng, nếu nhiều thì phải đầu tư từ 200 - 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một tình trạng các nhà máy chỉ sản xuất chưa đến 1/10 công suất, mặc dù gạch này đã được phổ biến đến toàn dân. Theo báo cáo mới nhất của Hội VLXD, đến tháng 9/2011, trên cả nước đã có 8 nhà máy AAC đi vào sản xuất với công suất 1,3 triệu m3/năm và 17 cơ sở sản xuất bê tông bọt với công suất gần 0,2 triệu m3. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung ở các TP như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, An Giang, Vinh, Đồng Nai, Quảng Ninh. Tổng công suất bê tông nhẹ hiện có là 1,5 triệu m3/năm (tương đương 1,3 tỷ viên gạch đất sét nung).

Hiện tại, 14 nhà máy bê tông khí với công suất 2,5 triệu m3 đang được đầu tư xây dựng. Dự kiến đến năm 2012 sẽ có tổng công suất 3,8 triệu m3 bê tông khí (chưa kể 13 DN đang lập dự án hoặc có kế hoạch đầu tư sản xuất với công suất 2,25 triệu m3 bê tông khí). Đây là sự phát triển quá nhanh trong khi thị trường chưa sẵn sàng chấp nhận. Nhưng qua tình hình sản xuất và kế hoạch năm 2011 cho thấy rằng các cơ sở hiện đã đi vào hoạt động đều không phát huy hết công suất thiết kế, cơ sở có kế hoạch sản xuất cao nhất chưa được 50% công suất, thấp nhất chỉ bằng 20% công suất, do tiêu thụ sản phẩm chậm. Có cơ sở đã tồn kho tại bãi lên đến 10 nghìn m3 sản phẩm (bằng sản lượng 1 tháng sản xuất). Một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất.

Ông Đàm Thanh Tùng - Giám đốc điều hành Cty CP Vương Hải (Đồng Nai) lo ngại: Tôi thấy rằng 3,8 triệu m3 bê tông khí vào năm 2012 là một con số đáng ngại, vì chúng ta mới chỉ có 8 nhà máy mà còn đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa. Ở Thái Lan, họ sử dụng AAC cách chúng ta hàng chục năm, gạch AAC của họ chiếm đến 40% tổng vật liệu xây, nhưng hiện chỉ có 8 nhà máy với tổng công suất hơn 3 triệu m3 gạch/năm. Nếu chúng ta không có giải pháp, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, có quy hoạch rõ ràng thì với tình trạng tiêu thụ cũng như làn sóng hàng chục nhà máy sản xuất gạch AAC đang được đầu tư như hiện tại sẽ là mối nguy cơ khủng hoảng thừa càng lớn, gây sạt nghiệp cho chủ đầu tư sản xuất gạch AAC nói riêng và nhiều loại VLXKN khác nữa.

DN khẩn cầu trợ giúp

Tại Hội thảo đánh giá tình hình sản xuất, sử dụng và đề xuất giải pháp để phát triển bê tông nhẹ, mỗi đơn vị DN đầu tư, đặc biệt là AAC đều đưa ra tình trạng khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình để mong qua Hội nghị có thể nhanh chóng tìm được giải pháp phát triển bền vững. Mặc dù đã đi vào sản xuất từ đầu năm 2010, nhưng đến nay, khó khăn đè nặng lên đôi vai của DN sản xuất AAC vẫn là giá bán và cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đây là 2 vấn đề nổi cộm gây nên những bức xúc khiến các DN đứng ngồi không yên.

Đại diện Cty CP Vương Hải cũng phân tích: “Về các ưu đãi đầu tư, chúng tôi đã được miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị căn cứ theo Điểm a và d, Khoản 6, Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005. Tuy nhiên, về thuế thu nhập DN và tiền sử dụng đất thì chúng tôi không được ưu đãi căn cứ theo pháp luật về thuế thu nhập DN và pháp luật về đất đai hiện hành. So với gạch đất sét nung, nguyên liệu chủ yếu là đất sét thì không có biến động đáng kể về giá, mặt khác giá tài nguyên đất sét hiện nay gần như cho không với mức thuế tài nguyên chỉ là 5%. Như vậy, bản chất chênh lệch giá bán giữa hai sản phẩm gạch đất nung và gạch AAC nằm ở chỗ bất công bằng về giá nguyên liệu đầu vào”.

Các DN cũng cho biết một trong những vướng mắc trong quá trình tìm đầu ra cho sản phẩm là bắt nguồn từ cơ chế chính sách của Nhà nước. Ông Lê Chí Mẫn – Tổng giám đốc Cty CP Gạch nhẹ Phúc Sơn (Hòa Bình) cho biết: “Các nhà đầu tư triển khai thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg rất quyết liệt, nhưng các cơ quan Nhà nước chưa tạo ra một đường hướng rõ ràng cho sự phát triển. Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Quyết định 567 rất quan trọng đối với chúng tôi. Thêm đó, vấn đề quy hoạch vùng cũng cần phải được định hướng để tránh đầu tư ồ ạt và không đúng hướng”. Đồng tình với quan điểm này, ông Kiều Văn Mát - Chủ tịch HĐQT Cty Sông Đà Cao Cường cho rằng: “Hiện nay, bộ tiêu chuẩn thiết kế, định mức, thi công và nghiệm thu công trình sử dụng sản phẩm bê tông nhẹ cũng chưa có nên chúng tôi không biết dựa vào đâu để bán hàng”.

Quyết định 567/QĐ-TTg đã ban hành được hơn 1 năm 4 tháng, tuy vậy đến nay chưa có bất cứ một Thông tư hướng dẫn nào kèm theo các văn bản như tiêu chuẩn, định mức vật tư, nhân công, quy phạm thi công và nghiệm thu công trình sử dụng sản phẩm bê tông nhẹ cũng chưa được ban hành, nên không có cơ sở để thiết kế, xây dựng, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình… Đặc biệt là các công trình sử dụng vốn Nhà nước, gần như 100% số công trình không sử dụng bê tông nhẹ. Vì vậy, các chủ đầu tư, các Cty tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, người dân còn nhiều nghi ngại khi chuyển qua sử dụng sản phẩm mới và chưa có cơ sở để đưa các sản phẩm bê tông nhẹ vào thiết kế các công trình.

Trước mắt các DN kiến nghị Bộ Xây dựng cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản như: Chất lượng sản phẩm, vữa xây, nguyên liệu…; hướng dẫn cơ sở thiết kế; quy phạm thi công và nghiệm thu công trình xây dựng sử dụng sản phẩm bê tông nhẹ; các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg;… để nhà đầu tư, các nhà thầu xây dựng, người tiêu dùng có cơ sở tin dùng.

Chi phí đầu tư và chi phí sản xuất tăng cao được đánh giá là do giá vật tư, thiết bị, nguyên nhiên liệu, năng lượng điện cho sản xuất biến động liên tục từ tháng 4/2010 đến nay, trong đó có những nguyên liệu tăng từ 35 - 40% như vôi, xi măng, than… Lãi suất vay vốn để đầu tư và cho sản xuất cũng tăng khá cao và việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại cũng khó khăn khiến cho giá thành sản xuất tăng trong khi giá bán không tăng.

Theo baoxaydung

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?