Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Quảng Bình: Nâng cao hoạt động khai thác, thăm dò, sử dụng đá làm VLXD thông thường giai đoạn 2016 -2020, tầm nhìn đến năm 2025

03/10/2017 10:42:19 AM

Thời gian qua, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công tác khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đã được chấn chỉnh, đi vào nề nếp; các đơn vị hoạt động khoáng sản chấp hành đúng quy định, vị trí, diện tích được cấp phép và thiết kế mỏ thực hiện theo quy định. Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí môi trường, thuế tài nguyên, ký quỹ phục hồi môi trường quan tâm thực hiện.

Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng các đơn vị hoạt động khoáng sản nói chung và khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường nói riêng đã có nhiều cố gắng khắc phục, duy trì ổn định sản xuất kinh doanh. Hoạt động khai thác đã gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đóng góp ngân sách Nhà nước trong khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường từ năm 2015 đến tháng 6/2017 là trên 43 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 1252 - 1500 người hàng năm.
 

Cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường trong các dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường đã lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, trong quá trình hoạt động khai thác đã thực hiện tốt các nội dung về bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Nhìn chung các đơn vị khai thác đều thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho chỉ huy nổ mìn, người sử dụng vật liệu nổ...

Tuy nhiên, hiện tượng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường vẫn còn xảy ra tại một số khu vực cục bộ như khu vực khai thác, bãi chế biến khoáng sản; cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng đá làm vật liệu xây dựng thông thường vẫn còn hạn chế; việc ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật còn chồng chéo, bất cập; triển khai thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản gặp khó khăn; địa phương nơi có khoáng sản khai thác chưa được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa có cơ chế cụ thể bảo đảm kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định; công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về khoáng sản vẫn còn yêu về nghiệp vụ và thiếu lực lượng, phương tiện; lực lượng quản lý khai thác mỏ tại các đơn vị hầu hết chưa được đào tạo đúng chuyên ngành nên việc bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ theo quy định của Luật Khoáng sản phần lớn không đáp ứng yêu cầu theo quy định, dẫn đến việc điều hành khai thác đá vôi còn sai sót so với thiết kế được phê duyệt.

Nguyên nhận dẫn đến tình trạng trên là do Luật ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật còn chậm, chồng chéo; một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc quản lý hoạt động khoáng sản; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản vẫn còn bất cập, ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản của một số tổ chức, cá nhân chưa cao; các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đá vôi trên địa bàn tỉnh có năng lực tài chính thấp, người có năng lực chuyên môn sâu về chuyên ngành địa chất và khai thác mỏ theo quy định để điều hành sản xuất...

Giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, UBND tỉnh phê duyệt 56 điểm mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, với tổng diện tích 1.290,13 ha, tài nguyên dự báo khoảng 883,82 triệu m3, trong đó, đã cấp phép thăm dò 69 mỏ, phê duyệt trữ lượng 68 mỏ với tổng trữ lượng 181.166.773 m3;

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản nói chung, đá làm vật liệu xây dựng thông thường nói riêng, tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành Trung ương về kinh phí cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện; giải phóng mặt bằng tại khu vực đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; tiêu chuẩn về giám đốc điều hành mỏ theo hướng đơn giản đối với mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; ban hành văn bản hướng dẫn phương pháp quy đổi để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định và thành lập, tổ chức, hoạt động, nguồn vốn và cơ chế quản lý tài chính của các Quỹ Bảo vệ môi trường cấp tỉnh để thống nhất quản lý việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.

Quỳnh Trang (TH/ CTT Quảng Bình)

 

Các tin khác:

Phú Thọ: Quyết liệt xóa lò gạch đất sét nung công nghệ lò đứng ()

Việt Nam tiếp tục không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài ()

Nghệ An: Quy hoạch mỏ đá vôi dolomit Lèn Chu ()

Gia hạn thời gian thực hiện Dự án Rà soát, xây dựng danh mục và ghi mã số HS đối với hàng hóa VLXD ()

Thanh Hóa: Tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên ()

TP.HCM: Không đầu tư mới các cơ sở sản xuất xi măng, clinker và trạm nghiền ()

Thanh Hoá: Đồng ý cho NM Xi măng Long Sơn khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng ()

Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa mỏ đá vôi của Công ty Xi măng Phúc Sơn ra khỏi Quy hoạch ()

Thừa Thiên - Huế: Phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020 ()

Bình Định: Hạn chế đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò nung Hoffman ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?