Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Hà Tĩnh: Cần kịp thời điều chỉnh quy hoạch, cấp phép khai thác mỏ để bình ổn giá VLXD

22/07/2019 11:25:23 AM

“Tình trạng mất cân đối cung cầu vật liệu xây dựng (VLXD) như hiện nay, đề nghị các đơn vị liên quan cần nhìn nhận rõ trách nhiệm của mình, nhận thức nghiêm túc, đánh giá đồng bộ để đảm bảo nguồn cung VLXD cho thị trường, đồng thời đề nghị điều chỉnh lại quy hoạch, mạnh dạn cấp mỏ đúng”, đó là kết luận của ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh tại buổi chất vấn về tình trạng đột biến giá VLXD trong thời gian qua tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khoá XVII.


Giá cát tăng đột biến do nguồn cung không đủ cầu.

Bất cập về quản lý và khai thác tài nguyên

Có nhiều nguyên nhân góp phần làm cho giá VLXD, đặt biệt là đất san lấp và cát trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tăng cao trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến tiến độ, nguồn vốn các dự án và công trình xây dựng của người dân. Báo Xây dựng thông tin một số nội dung bất cập đang làm “đột biến” giá VLXD ở Hà Tĩnh như sau.

Sở dĩ, để xảy ra tình trạng giá VLXD không kiểm soát được như hiện nay là do trước đó UBND tỉnh có Công văn số 397/UBND–CN, ngày 9/5/2013 đã “xé rào” cho khai thác nguồn đất, cát phục vụ xây dựng hạ tầng nông thôn mới nhằm hỗ trợ các địa phương tiết kiệm kinh phí, thời gian trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, các cơ sở phúc lợi trên địa bàn. Đây là một chủ trương phù hợp của tỉnh, tuy nhiên lợi dụng sự quản lý thiếu chặt chẽ của cơ quan chức năng, một số doanh nghiệp đã khai thác tràn lan để bán ra ngoài, không đúng mục đích, ảnh hưởng đến các mỏ đất đã được cấp phép, gây mất trật tự địa phương, thất thu ngân sách.

Việc thiếu kiên quyết trong ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và không thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kết luận số 246/KL-UBND ngày 10/6/2015 cũng là nguyên nhân làm cho giá VLXD trên địa bàn Hà Tĩnh “đột biến” thời gian qua.

Chế tài xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe so với lợi nhuận thu được nên nhiều trường hợp tái phạm thường xuyên, liên tục.

Nhiều đơn vị kinh doanh cát có trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, không nắm hết các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác và kinh doanh cát như vấn đề công bố hợp quy, chấp thuận điểm kinh doanh cát, đang có sự nhầm lẫn trong việc đăng ký kinh doanh là kinh doanh VLXD, xin quy hoạch sử dụng đất cho dự án là sẽ kinh doanh được cát xây dựng, mặc dù điểm xin quy hoạch sử dụng đất cho dự án lại không thuộc điểm quy hoạch kinh doanh cát.

Quy trình chấp thuận cho các điểm tập kết, kinh doanh cát hoạt động còn chậm so với yêu cầu thực tế dẫn đến phát sinh các điểm tập kết kinh doanh tự phát theo nhu cầu thị trường, gây khó khăn trong công tác quản lý. Cụ thể một số huyện, thị xã, thành phố (thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên) đến nay chưa được chấp thuận điểm kinh doanh cát, trong khi nhu cầu về cát của thị trường thì rất cao, dẫn tới các tổ chức cá nhân tự phát các điểm kinh doanh cát để phục vụ nhu cầu của xã hội gây ảnh hưởng môi trường, mất an toàn giao thông, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình.

Mặt khác, VLXD là mặt hàng không nằm trong danh mục chịu sự quản lý của Luật giá nên việc điều tiết giá theo nhu cầu thị trường, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Vì sao giá VLXD tăng đột biến?

Để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước (QLNN), khắc phục những tồn tại, hạn chế và xử lý dứt điểm các vi phạm trên lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Thường trực HĐND tỉnh khoá XVII tại phiên họp thứ 31 đã ban hành Thông báo số 225/TB-HĐND ngày 9/5/2019 kết luận công tác QLNN về tài nguyên khoáng sản và chỉ đạo của UBND tỉnh về cao điểm siết chặt nạn khai thác cát trái phép.

Cụ thể, Công an tỉnh đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và tạm dừng các mỏ cát có công nghệ khai thác không đúng với thiết kế như: Thiết kế xán cạp, múc bằng máy đào, thực tế khai thác hút bằng vòi…; Một số mỏ đã đấu giá nhưng không đưa vào khai thác được do dân kiện, không cho khai thác; Siết chặt xe quá tải, làm tăng cước vận chuyển; Kiểm tra hóa đơn mua bán cát nhằm hạn chế tiêu thụ cát lậu… đó là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn cung, đẩy giá cát lên cao.

Thực tế lâu nay, việc nguồn cung cát cho tỉnh chủ yếu từ 3 nguồn: Cát từ các điểm mỏ ở Hà Tĩnh; Cát từ khai thác trái phép và mua từ Nghệ An, Quảng Bình về nên khi việc thực hiện các biện pháp trên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung.

Đối với đất san lấp, trong thời gian dài không đưa các mỏ đất vào đấu giá mặc dù các điểm mỏ đã được quy hoạch; Việc phân bố các mỏ không đồng đều tại các địa phương, nhiều huyện không có mỏ đất như Lộc Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc là nguyên nhân thiếu nguồn cung. Thời gian gần đây, dự án có nhu cầu đất lớn như đường ven biển, trong khi điểm mỏ cung cấp cho dự án ít nên các chủ mỏ lân cận dự án lợi dụng để tăng giá.
 

Lấy mẫu để phục vụ công tác kiểm định chất lượng cát theo quy định.

Để tăng nguồn cung, Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tham mưu đấu giá thêm các mỏ tại một số địa phương như: Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân... nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Mặt khác, UBND tỉnh ban hành Quyết định 02/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 quy định bảng giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, đối với đất đắp công trình, mức giá để tính thuế tài nguyên là 49.000 đồng/m3 thay cho mức giá 25.000 đồng/m3 được quy định tại Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 26/12/2016. Việc thay đổi mức giá tính thuế tài nguyên như trên đã làm tăng chi phí đầu vào đối với giá khai thác đất thêm khoảng gần 2.000 đồng/m3.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc tăng thuế ở trên để đẩy giá bán lên cao, không phù hợp với chi phí đầu vào. Thực tế với việc nâng giá đất lên như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến giá thành các công trình xây dựng đang triển khai và sắp triển khai, nhất là đối với các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật có khối lượng đất san lấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự toán công trình, điều này làm đội vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến khả năng bố trí nguồn vốn.

Việc giá đất, cát tăng cao trong thời gian gần đây đã đẩy giá thành sản xuất lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường ở các tỉnh lân cận như Nghệ An, Quảng Bình.

Giải pháp giảm nhiệt giá VLXD

Tập trung giải tỏa các điểm tập kết, kinh doanh cát không đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, đất đai, môi trường, giao thông theo nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 và triển khai đồng bộ kết luận của Thường trực HĐND tỉnh tại Thông báo số 225/TB-HĐND ngày 9/5/2019.

Khẩn trương bổ sung quy hoạch các mỏ cát và sớm triển khai đấu giá để tăng nguồn cung (hiện nay nguồn cung mới chỉ đáp ứng được 20%). Đồng thời, cho ứng trước ngân sách tỉnh để thực hiện việc thăm dò, đánh giá trữ lượng, giải phóng mặt bằng các mỏ cát, đất san lấp phục vụ công tác đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản được nhanh chóng và hiệu quả.

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc xuất xứ cát tại các mỏ, điểm tập kết, kinh doanh nhằm hạn chế tối đa tình trạng khai thác trái phép.

Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ phương thức khai thác đúng công nghệ đã được duyệt; bắt buộc phải lắp đặt hệ thống camera, trạm cân để giám sát quá trình khai thác, nếu doanh nghiệp vi phạm và cố tình không tuân thủ thì thực hiện thu hồi giấy phép khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản số 60/QH12.

Có cơ chế chính sách thu hút, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư tái chế các phế thải xây dựng, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện, luyện cán thép thay thế cát san lấp, cốt liệu trong sản xuất các sản phẩm xây dựng (gạch, ngói...); Triển khai các đề tài nghiên cứu các loại vật liệu mới thay thế cát trong tương lai.

Cần nghiên cứu, bổ sung quy chế tổ chức đấu giá khai thác khoáng sản để có sự tham gia của người dân địa phương vào quá trình khai thác mỏ nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ, góp phần trong công tác quản lý, giám sát trong quá trình khai thác mỏ.

Nên áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp tự ý nâng giá bán VLXD lên cao thay vì áp dụng giá bán hợp lý và có niêm yết công khai theo đơn giá VLXD được công bố hàng quý trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng.

Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khoá XVII về giải pháp xử lý tình trạng VLXD đặc biệt là giá cát tăng cao, ông Hồ Huy Thành – Giám đốc Sở TN&MT cho biết: “Tiếp tục tổ chức đấu giá các mỏ nằm trong quy hoạch; hoàn thành bổ sung quy hoạch 21 mỏ đất san lấp; 2 mỏ cát tại địa phương. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên và ra quân xử lý triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; Rà soát, kiên quyết chấm dứt các nhà máy gạch tuynel không có nguồn nguyên liệu và không có kế hoạch chuyển đổi công nghệ sang sử dụng công nghệ đất đồi. Đối với các nhà máy còn lại sẽ xác định lộ trình chấm dứt hoạt động theo đúng kế hoạch; Bổ sung các khu vực mỏ sét vào quy hoạch khoáng sản”.

Tính đến tháng 6/2019, Hà Tĩnh triển khai cấp phép cho 13 mỏ đất san lấp với diện tích 116ha, tổng công suất 1,3 triệu tấn năm; cấp 10 mỏ cát, diện tích 27ha với tổng công suất 103 ngàn m3/năm. Theo quy hoạch mỏ VLXD trên địa bàn, dự báo đến 2020 toàn tỉnh cần khoảng 3 triệu m3 cát/năm và 4 triệu m3 đất san lấp/năm.
 
ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Tháng 9: Bắc Giang sẽ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch sét nung theo công nghệ lò vòng ()

Điện Biên khó khăn trong xóa bỏ gạch nung ()

Xi măng khi xuất khẩu không phải xác định tỷ lệ tài nguyên ()

Bộ Xây dựng góp ý việc di dời NM và tăng quy mô sản xuất xi măng của Cty TNHH MTV Xi măng trắng FiCO ()

Bộ Xây dựng góp ý chủ trương mở rộng DA trạm nghiền xi măng và SX gạch xốp không nung tại Bình Dương ()

Điều chỉnh công suất nhà máy Xi măng Long Thành, Hà Nam ()

Bình Phước: Kiên quyết xóa bỏ lò gạch thủ công ()

Bắc Kạn: Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng xưởng tận thu, chế biến kim loại và sản xuất VLXD ()

Tổng cục Hải quan siết kiểm tra mặt hàng đá nhân tạo nhập khẩu ()

Bổ sung mỏ cát trắng tại tỉnh Bình Thuận vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?