Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Hà Giang: Quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

07/06/2018 9:54:13 AM

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các huyện, thành phố của tỉnh đều có hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường. Trong đó có 47 khu vực được cấp phép thăm dò, 24 khu vực có giấy phép khai thác, 10 khu vực đăng ký khai thác trong trường hợp không phải đề nghị cấp giấy phép còn hiệu lực; 37 điểm khai thác phục vụ các dự án, công trình trọng điểm và 73 điểm khai thác phục vụ xây dựng nông thôn mới.


Khai thác cát, sỏi phục vụ xây dựng Nông thôn mới ở huyện Quang Bình.

Trên cơ sở quy định của pháp luật, HĐND - UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Qua đó, từng bước khắc phục những hạn chế đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng, vận chuyển khoáng sản, đưa công tác quản lý khoáng sản nói chung, khoáng sản làm VLXD thông thường nói riêng trên địa bàn tỉnh dần vào nề nếp.

Cùng đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản được quan tâm; UBND cấp huyện, xã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường quản lý khoáng sản; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã vào cuộc, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép. Từ đó, các vụ việc khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép ở nhiều nơi đã được phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời.

Công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường được quan tâm; làm cơ sở cho việc quản lý, cấp phép loại khoáng sản này theo đúng quy định của pháp luật. Việc cấp phép hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường đảm bảo đúng quy hoạch, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Công tác thẩm định, cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự theo quy định của pháp luật, gắn khai thác với chế biến, đảm bảo việc khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, gắn bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp được cấp phép và hoạt động khai thác khoáng sản VLXD thông thường đã thực hiện quy trình, quy phạm an toàn lao động, thiết kế mỏ và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường...

Công tác thanh, kiểm tra được tăng cường; các ngành chức năng, UBND cấp huyện đã chủ động nắm tình hình, tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường. Qua đó, đã phát hiện và xử lý các vi phạm, đồng thời đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và cấp phép hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế; hoạt động khai thác khoáng sản còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân khu vực; chính quyền một số địa phương còn buông lỏng quản lý, giám sát, để xảy ra tình trạng khai thác trái phép với quy mô lớn. Đáng chú ý, nhiều đơn vị lợi dụng chủ trương của tỉnh cho khai thác VLXD thông thường phục vụ xây dựng Nông thôn mới, nhưng đã khai thác, tiêu thụ sai mục đích nhằm trục lợi...

Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, bảo vệ, cấp phép hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường, theo đồng chí Đặng Văn Thủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, đơn vị sẽ phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố xây dựng quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với Luật Khoáng sản và các văn bản thi hành nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và cấp phép; quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản nói chung, khoáng sản VLXD thông thường nói riêng; trong đó, phải kiểm soát được khối lượng thực tế khai thác hàng năm của từng dự án. Phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Đối với những đơn vị vi phạm, kiên quyết áp dụng các hình thức xử lý mạnh, có hiệu quả theo quy định của pháp luật.
 
Quỳnh Trang (TH/ Báo Hà Giang)

 

Các tin khác:

Đồng Tháp: Kiên quyết không để tình trạng khai thác cát không phé ()

Sẽ không còn quy hoạch riêng cho ngành xi măng ()

Thanh Hóa: Tăng cường sử dụng VLXD trong tỉnh cho các công trình, dự án ()

Chính phủ yêu cầu hạn chế xuất khẩu xi măng ()

Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp xi măng đến 2030 ()

Quảng Ninh: Cần sớm điều chỉnh Quy hoạch sử dụng khoáng sản làm VLXD ()

Thanh Hóa chú trọng đầu tư phát triển vật liệu xây dựng mới ()

Bộ Xây dựng đồng ý mở rộng khu vực khai thác và nâng công suất NM chế biến đá ốp lát tại Phú Yên ()

Ninh Thuận: Nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh ()

Bắc Ninh: Phê duyệt Quy hoạch khu vực khai thác, tập kết cát, sỏi lòng sông ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?