Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chính sách mới

Bắc Giang: Dừng nung vôi thủ công theo lộ trình

30/07/2018 3:52:46 PM

Thực hiện kế hoạch chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 của UBND tỉnh Bắc Giang, các hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất vôi trên địa bàn huyện Yên Thế đã chủ động phương án chuyển đổi. 

Giảm quy mô, hoạt động cầm chừng

Năm 2010, các thôn: Bờ Mận, Cầu Tiến, Hốt Hồ, Bo Non, Yên Bái, Rừng (xã Hương Vỹ) và thôn Cầu Gụ (xã Đông Sơn) được công nhận là làng nghề sản xuất vôi, cay, xỉ có hàng nghìn hộ tham gia. Những năm gần đây, trước tác động của kinh tế thị trường, nghề nung vôi không thể phát triển, nhiều hộ phải bỏ nghề. Ông Nguyễn Văn Khánh, thôn Bờ Mận chia sẻ, những năm trước gia đình ông luôn duy trì một lò vôi thủ công, mỗi năm vào lò từ 6 đến 8 lần, tạo việc làm cho gần 10 lao động thời vụ. 

Gần đây thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, sản phẩm khó cạnh tranh với các lò sản xuất liên hoàn, thu nhập giảm đã tác động lớn đến các hộ làm nghề. Từ đầu năm đến nay, dù vẫn còn nhu cầu sản xuất nhưng gia đình ông không thể thuê thêm nhân công thực hiện. Thu nhập giảm, người trong độ tuổi lao động cũng đến làm việc tại các khu, cụm công nghiệp. Quá khó khăn, gia đình ông đành bỏ trống lò, dự định chuyển sang nghề khác từ cuối năm nay.

Ông Nguyễn Ngọc Trìu, Chủ tịch UBND xã Hương Vỹ cho biết: “Những năm trước, toàn xã duy trì 528 lò vôi thủ công, 5 lò liên hoàn công suất lớn. Không chỉ tiêu dùng trong nước, sản phẩm của các làng nghề còn được xuất khẩu. Do nhiều nguyên nhân, đến nay chỉ còn 20 lò hoạt động cầm chừng, phục vụ nhu cầu vôi trong sản xuất nông nghiệp”.
 

Lò vôi thủ công liên hoàn tại Bắc Giang.

Tại xã Đông Sơn cũng tương tự. Gia đình ông Nguyễn Văn Phấn, thôn Đền Quynh vốn là một trong những hộ sản xuất vôi, cay lớn nhất xã song nhiều tháng nay chỉ thi thoảng mới có vôi ra lò. Nguyên nhân là do giá bán vôi và cay thành phẩm giảm mạnh. Hiện xã Đông Sơn chỉ còn dưới 10 hộ duy trì nghề ở các thôn Đền Trắng, Cầu Gụ, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm trước.

Sẵn sàng chuyển đổi

Theo kế hoạch của UBND tỉnh về việc chấm dứt hoạt động sản xuất vôi thủ công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, từ ngày 31/12/2019 sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các lò vôi thủ công gián đoạn và liên hoàn trên địa bàn tỉnh. Trong 60 ngày từ thời điểm trên, chủ các lò vôi phải tự tháo dỡ, thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng đất. Hoạt động này nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất vôi thủ công gây ra.

Thực hiện quyết định trên, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, giải tỏa lò vôi thủ công. Hầu hết các hộ làm nghề hiện nay chủ yếu tập trung tại xã Hương Vỹ và Đông Sơn. Do tác động của nhiều yếu tố, các hộ đều có nguyện vọng chuyển đổi nghề nghiệp nên theo nhận định của UBND huyện, chủ trương xóa bỏ lò vôi thủ công trên địa bàn diễn ra thuận lợi.

Phát huy lợi thế sẵn có về nguyên liệu, nhân công và kinh nghiệm sản xuất lại nằm trong vùng quy hoạch điểm sản xuất vật liệu xây dựng, UBND huyện Yên Thế đã hỗ trợ các đơn vị lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất vôi công nghiệp, bảo đảm quy định. Theo đó, HTX Chế biến vôi Ngân Hồng đang lập dự án, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư xây dựng nhà máy chế biến vôi hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn về công nghệ, bảo vệ môi trường, công suất thiết kế 200 tấn/ngày, tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng tại xã Đông Sơn. 

Bà Nguyễn Thị Mai Hồng, Giám đốc HTX khẳng định, hiện mỗi ngày HTX đều thu gom, cung cấp gần 200 tấn vôi cho các nhà máy chế biến thép và sản xuất giấy lớn tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ. Các điều kiện liên quan như vốn, mặt bằng đã được đơn vị chủ động đáp ứng. Ngay khi được phép triển khai, đơn vị sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đưa nhà máy vào hoạt động từ năm 2020.

ximang.vn (TH/ Báo Bắc Giang)

 

Các tin khác:

Bắc Kạn: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng ()

Hà Nội: Rà soát, phân loại, đề xuất lộ trình chấm dứt hoạt động lò gạch thủ công ()

Bộ Xây dựng đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ()

Hải quan tăng cường quản lý gạch ốp lát nhập khẩu từ Trung Quốc ()

Bộ Tài chính đề nghị bỏ cơ chế khuyến khích phát triển vật liệu khác thay thế tấm lợp amiăng ()

Điều chỉnh, bổ sung mục đích sử dụng mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất vôi công nghiệp ()

Phú Yên: Bổ sung 4 khu vực đá granite ốp lát vào Quy hoạch ()

Quảng Ngãi ban hành KH đấu giá quyền khai thác cát, sỏi lòng sông làm VLXD năm 2019 - 2020 ()

Bổ sung Quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ()

Gia Lai ban hành Quy định về lộ trình chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung và kế hoạch sản xuất, sử dụng VLXKN đến năm 2020 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?