Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức quốc tế

Năm 2012, lượng khí thải CO2 trên toàn cầu tăng 2,2%

20/11/2013 2:35:48 PM

Ngày 19-11, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra báo cáo cho biết, lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu đã đạt kỷ lục mới vào năm 2012, với mức tăng 2,2% so với năm 2011, chủ yếu là do sự gia tăng của việc đốt than ở Trung Quốc.

Theo bản phân tích hằng năm của một nhóm chuyên gia quốc tế có tên là Dự án Carbon Toàn cầu (GCP), lượng khí thải CO2 từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi-măng đã đạt kỷ lục 35 tỷ tấn, cao hơn 58% so với năm 1990, là năm được lấy làm chuẩn để tính toán mức độ khí nhà kính.

Được công bố trong cùng thời điểm vòng đàm phán về biến đổi khí hậu của LHQ đang diễn ra tại Warsaw (Balan), bản phân tích này viết: “Dựa trên các số liệu ước tính về các hoạt động kinh tế năm 2013, lượng khí thải dự kiến sẽ tăng 2,1% vào năm 2013 đạt mức 36 tỷ tấn CO2”. Mức gia tăng lượng khí thải của hai năm 2012 và 2013 thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng trung bình 2,7% trong suốt thập kỷ qua.
 

Khí carbon dioxide là một trong những loại khí chủ yếu gây ra hiệu ứng kính, và các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt, cùng với việc sản xuất xi-măng là những nguồn đã tạo ra gần một nửa lượng khí thải trên toàn cầu. Có khoảng bốn tỷ tấn khí CO2 được tạo ra từ các nguồn khác, thí dụ như việc thay đổi mục đích sử dụng đất.

Bản báo cáo của GCP cũng nói rằng Trung Quốc hiện là nước thải ra nhiều khí carbon dioxit nhất thế giới. Trong số lượng khí thải tăng thêm trên toàn cầu năm 2012, thì nước này chiếm tới 70%. Lượng khí thải từ Trung Quốc đã tăng 5,9% trong năm 2012, thấp hơn mức trung bình 7,9%/năm trong suốt 10 năm qua.

Lượng tiêu thụ các nguồn năng lượng tái sinh và thủy điện ở Trung Quốc cũng đã tăng 25% trong năm 2102. Tuy nhiên, mức tăng này không đủ bù đắp cho mức tăng 6,4% lượng than được tiêu thụ trong năm qua. Năm 2012, nguồn năng lượng được tạo ra từ than chiếm tới 68% nguồn điện năng tiêu thụ của toàn Trung Quốc.

Những nước có lượng khí CO2 tăng đáng kể khác có Nhật Bản (tăng 6,9%) và Đức (tăng 1,8%), do những nước này tăng cường chuyển sang sử dụng than để bù đắp cho sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Lượng khí thải của Ấn Độ tăng khoảng 7,7% với mức tăng từ than tăng 10,2%. Trong khi đó, mức khi thải của 28 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 1,3%, nhưng lượng khí thải từ việc đốt than lại tăng 3%.

Còn đối với nước tạo ra khí nhà kính lớn thứ hai thế giới là Mỹ, lượng khí CO2 mà họ thải ra giảm 3,7% trong năm 2012. Lượng khí thải từ đốt than của nước này cũng giảm tới 12% do họ đang chuyển sang sử dụng loại khí đốt sạch hơn. Ông Glen Peters, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Khí hậu quốc tế của Na Uy, người đã tham gia viết bản báo cáo, nói: “Nếu lượng khí thải của Mỹ tiếp tục được cắt giảm với tốc độ như trong năm năm qua, thì tới giai đoạn 2020 - 2025, lượng khí thải tính theo đầu người của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ”.

Bản báo cáo của GCP được đưa ra dựa trên một nghiên cứu với sự tham gia của 49 tác giả tới từ 10 quốc gia. Hồi tháng 5 vừa qua, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển lần đầu tiên đã vượt mức 400 phần triệu kể từ khi việc đo đạc về lượng khí này được thực hiện tại Đài Quan sát Mauna Loa ở Haiwaii.
 
Theo Nhân dân *

 

Các tin khác:

Ấn Độ: Lợi nhuận ngành xi măng giảm trong quý III ()

Cung cấp nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu xi măng của Pakistan bị ảnh hưởng bởi đình công ()

SCG (Thái Lan) sẽ hợp tác đầu tư với Công ty Xi măng Phatthana (Lào) ()

Tăng giá than sẽ tác động đến lợi nhuận của các công ty xi măng ở Pakistan ()

FLSmidth có hợp đồng lớn về vận hành và bảo dưỡng các nhà máy xi măng ở Nigeria ()

Holcim Rumani bổ sung thêm ba nhân viên quản lý ()

Kenya: Công ty Xi măng Portland Đông châu Phi công bố đạt lợi nhuận ròng 28 triệu USD ()

Colombia: Tiêu thụ xi măng trong nước tăng ()

Hiệp hội Xây dựng Ấn Độ hành động chống lại tăng giá xi măng ()

Tập đoàn Siam Cement dự định xây dựng nhà máy sản xuất sợi bảng xi măng ở Philippines ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?