Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Tọa đàm “Ngành Xây dựng và VLXD 2023: Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển”

11/11/2022 3:50:07 PM

Tại Tọa đàm chuyên đề “Ngành xây dựng và Vật liệu xây dựng 2023: Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển” diễn ra vào ngày 8/11 đã thảo luận sôi nổi trong khuôn khổ tìm ra lời giải cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.


Hành trình 2022 đang dần khép lại. Giữa thời điểm các doanh nghiệp bắt đầu lên kế hoạch và xây dựng chiến lược kinh doanh cho năm 2023 với nhiều biến số, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tiếp thị Chia sẻ Metta tổ chức buổi Tọa đàm chuyên đề đặc biệt dành riêng cho các lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng để cùng thảo luận nhằm sáng tỏ bức tranh kinh tế, xã hội năm 2023.

Tại Tọa đàm, bà Ngô Phi Phụng - Nhà sáng lập Metta Marketing, đại diện ban tổ chức đã chia sẻ về 3 kịch bản có thể xảy ra đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2023. Theo đó, 99% nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái toàn cầu do chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Số liệu dự báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống 2,7%. Cuộc suy thoái này được ví von với thuật ngữ “Pasta Bowl Recession” khi diễn ra trong thời gian dài nhưng tác động không sâu.

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Trường Hải, Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam cũng chia sẻ, tại Saint-Gobain vẫn giữ sự lạc quan thận trọng cho một kịch bản tốt, đồng thời luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thích nghi và tìm kiếm cơ hội trong một bối cảnh đầy thách thức.

Tại Việt Nam, mức tăng trưởng GDP Quý 3 năm 2022 là 13.67%, tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm kể từ 2018, đánh dấu sự chuyển biến tích cực cho sự phục hồi kinh tế. Vì vậy, Việt Nam có thể kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng cho năm 2023.

Nói riêng về thị trường xây dựng công nghiệp, ông Võ Minh Nhựt, Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam, diễn giả khách mời chia sẻ, tổng vốn đầu tư FDI cho sản xuất công nghiệp hiện nay chiếm khoảng 60%. Đầu tháng 11, VCCI dự báo cả vốn FDI và đăng ký FDI vào Việt Nam từ 2023 sẽ tăng. Do đó, việc khủng hoảng kinh tế chỉ mang tính giai đoạn, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Ngoài ra, xu hướng “sống xanh” hậu Covid-19 đang dần đi sâu vào tư duy của người tiêu dùng Việt Nam. Thêm vào đó, các chính sách về xanh hóa, chống biến đổi khí hậu được ban hành, yêu cầu các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải cải tiến và thích nghi để phát triển. Đây vừa là động lực, vừa là mục tiêu mà các doanh nghiệp xây dựng nên chú tâm trong năm sau.

Cũng trong buổi Tọa đàm, bà Ngô Phi Phụng đã trình bày bức tranh toàn cảnh của ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Các vị diễn giả đã lần lượt đưa ra những nhận định của riêng mình về cơ hội và thách thức trong năm 2023. Từ đó, hội thảo đã có sự thảo luận sôi nổi giữa các diễn giả và các khách mời về hướng đi cho các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng trong năm sau. Nếu xem việc vận hành doanh nghiệp như một trận bóng thì “ngoài việc phòng thủ, chúng ta vẫn nên duy trì tâm thế sẵn sàng tấn công để tận dụng cơ hội ghi bàn, (trích lời ông Đỗ Hữu Nhật Quang – Nhà sáng lập Tư vấn công trình xanh GREENVIET), hay nói cách khác là phân bổ nguồn lực để tìm ra động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.

Ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Secoin, Phó Chủ tịch của nhiều hiệp hội xây dựng và vật liệu xây dựng Việt Nam đã chia sẻ, khủng hoảng kinh tế chỉ mang tác động ngắn hạn, đó không phải là thách thức lớn nhất hiện nay. Nếu nhìn rộng hơn thì thách thức lớn nhất chính là vấn đề toàn cầu: biến đổi khí hậu. Từ đó mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra định hướng sản xuất và đầu tư phù hợp.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Quảng Nam tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho các công trình trọng điểm ()

Đánh giá các chuyên đề QH thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD ()

Việt Nam gia tăng phòng vệ phôi thép Trung Quốc giá rẻ ()

Điểm tin trong tuần ()

Hội thảo khoa học thường niên năm 2022 - Lĩnh vực vật liệu và xây dựng ()

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT tại nhà máy Xi măng Long Sơn ()

Xuất bản Báo cáo thị trường xi măng Việt Nam Quý III-2022 ()

Tăng tần suất công bố giá vật liệu xây dựng và chỉ số giá xây dựng ()

Công nương Đan Mạch thăm và làm việc tại nhà máy Xi măng Xuân Thành - Hà Nam ()

Thanh tra toàn diện dự án nhà máy Xi măng Quang Sơn và hoạt động SXKD ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?