Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu chế tạo bê tông chịu lửa chứa cacbon cho công nghiệp luyện kim

30/01/2015 10:44:55 AM

Ngày 29/1, tại Hà Nội, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu đề tài Nghiên cứu chế tạo bê tông chịu lửa (BTCL) chứa cacbon cho công nghiệp luyện kim do nhóm kỹ sư Trung tâm Vật liệu chịu lửa & chống cháy, Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng thực hiện. ThS. Trần Đình Thái – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN & Môi trường, Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng.

Theo báo cáo của TS. Vũ Văn Dũng - chủ nhiệm đề tài, để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp luyện kim, nhiều loại BTCL tiên tiến đã được nghiên cứu và phát triển như BTCL không chứa xi măng, BTCL spinel, BTCL chứa cacbon…Trong BTCL chứa cacbon, hệ Al2O 3 - SiC -C được sử dụng nhiều nhất trong đa số các thiết bị nhiệt của ngành công nghiệp luyện kim (làm lớp lót tại một số vị trí của lò cao, lò tinh luyện), do có nhiều ưu điểm như tính ổn định nhiệt độ cao, ít thấm ướt đối với xỉ nóng chảy hoặc kim loại lỏng, hệ số dẫn nhiệt cao. Hiện nay, hầu hết các loại bê tông cung cấp cho lò luyện thép trong nước đều phải nhập khẩu với giá thành rất cao. Đề tài hướng tới mục tiêu nghiên cứu và nắm bắt công nghệ chế tạo BTCL chứa cacbon hiện có trên thế giới, đề ra quy trình triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất Vật liệu chịu lửa (VLCL) tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường thay thế dần vật liệu nhập khẩu.

TS. Vũ Văn Dũng cho biết: ý tưởng sử dụng cacbon trong VLCL xuất phát từ các đặc tính chịu nhiệt và độ bền sốc nhiệt rất cao, tính không thấm ướt bởi kim loại và xỉ nóng chảy của cacbon. BTCL chứa cacbon được phát triển dựa trên hệ BTCL có bổ sung các nguồn nguyên liệu chứa cacbon, thành phần gồm cốt liệu chịu lửa, cacbon, phụ gia hoạt tính, phụ gia phân tán…Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu 02 loại cốt liệu chịu lửa mulit (A60 - sản phẩm sản xuất thử nghiệm của Viện VLXD) và corindon (BFA - sản phẩm của công ty CP đá mài Hải Dương); kết hợp sử dụng với các nguyên liệu trong nước (SiC, bột oxit nhôm hoạt tính) và một số nguyên liệu nhập ngoại để chế tạo thành công BTCL cho lò luyện kim. Sản phẩm đề tài đã đạt được mục tiêu chất lượng đề ra, tương đương với các sản phẩm nhập khẩu, trong khi giá thành rẻ hơn rất nhiều do sử dụng nguyên liệu đầu vào phần lớn có nguồn gốc trong nước. Sản phẩm đề tài cũng đã được ứng dụng thử nghiệm xây lớp lót rãnh ra gang lỏng tại công ty CP thép Hòa Phát, được đánh giá không thua kém sản phẩm nhập khẩu cùng loại hiện đang được sử dụng tại công ty.

Các ủy viên phản biện và thành viên Hội đồng đánh giá rất cao hiệu quả kinh tế và tính ứng dụng của đề tài. Đây là đề tài đầu tiên về BTCL ở Việt Nam, được thực hiện bởi Viện VLXD là một Viện đầu ngành và đã thành công ở quy mô thử nghiệm. Các thành viên Hội đồng cũng mong muốn kết quả đề tài sẽ được phát huy ở một cấp độ cao hơn, được sản xuất ở quy mô công nghiệp, dần thay thế sản phẩm nhập ngoại trên thị trường nội địa; đồng thời đây cũng là hướng đi mới trong nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm mới có tính năng kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp luyện kim.

Trên cơ sở các ý kiến của toàn Hội đồng, ThS. Trần Đình Thái - Chủ tịch Hội đồng đã nhất trí nghiệm thu đề tài với kết quả xếp loại Xuất sắc.

Khánh Linh (TH/ BXD)

 

Các tin khác:

Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2014 ()

Gang thép Thái Nguyên bổ sung vốn cho dự án mở rộng sản xuất giai đoạn hai ()

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam tới thăm và làm việc tại Công ty Xi măng FiCO Tây Ninh ()

Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập ()

Tập đoàn xi măng The Vissai kỷ niệm 10 năm ngày thành lập ()

Điểm tin trong tuần ()

Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 FICO kỷ niệm 30 năm thành lập ()

Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thiết kế và xây dựng lò sấy sơ cấp gạch ngói tận dụng nhiệt khí thải lò nung” ()

Đại hội Chi hội vật liệu xây dựng miền Trung – Tây Nguyên lần thứ I ()

Nhà máy xi măng FiCO tổ chức hội nghị tổng kết năm 2014 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?