Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Hà Tĩnh: Tăng cường toàn diện công tác quản lý nhà nước về khai thác mỏ vật liệu xây dựng

10/05/2019 9:05:00 AM

Ngày 4/5, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh họp phiên thường kỳ về vấn đề quy hoạch, cấp phép, quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn.


Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và một số Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng tham dự.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho 62 điểm cải tạo, tận thu nguồn đất, cát phục vụ xây dựng nông thôn mới (8 điểm cát, 54 điểm đất); trong đó, hiện nay 12 khu vực còn thời hạn thực hiện.

Việc thực hiện chủ trương cải tạo, tận thu nguồn đất, cát đã góp phần trong việc cung cấp nguồn đất, cát xây dựng các công trình NTM, giảm chi phí đầu tư và chủ động nguồn vật liệu đảm bảo tiến độ xây dựng công trình NTM.

Tuy vậy, bên cạnh kết quả đạt được còn có một số tồn tại, hạn chế như: Công tác quản lý, kiểm tra thiếu thường xuyên; một số đơn vị lợi dụng chủ trương đưa nguồn đất ra ngoài sử dụng trái mục đích (ngoài mục đích NTM); mặt bằng sau cải tạo chưa đáp ứng được mục đích sử dụng như đề xuất ban đầu. Trước thực trạng đó, thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã siết chặt công tác khai thác đất, cát lậu.

Cùng với đó, thị trường đất, cát đã tăng giá gấp 2-3 lần; nhiều công trình, dự án phải ngừng thi công do thiếu vật liệu đất, cát... Cũng theo báo cáo, hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 73 xã chưa về đích NTM, trong khi nhu cầu về nguồn đất san lấp, cát xây dựng phục vụ NTM đang còn rất lớn nhưng nguồn tài chính của địa phương hạn hẹp.

Trong khi chờ bổ sung quy hoạch khoáng sản, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đồng thời có phương án giải quyết nguồn đất, cát phục vụ nhu cầu xây dựng NTM, UBND tỉnh đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh Văn bản số 368/HĐND ngày 16/11/2018 cho tiếp tục thực hiện cải tạo, tận thu nguồn đất, cát phục vụ xây dựng NTM.

Sau khi có thống nhất, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu, mục đích sử dụng. Hiện, Sở TN&MT đang đề nghị giao UBND cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận việc cải tạo, thu hồi đất, cát phục vụ các công trình NTM và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện.

Nhằm triển khai thực hiện quy hoạch khoáng sản có hiệu quả, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường (nhất là đối với đất san lấp và cát xây dựng) trên địa bàn, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT, các địa phương thực hiện rà soát tổng thể quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh và đề xuất bổ sung các khu vực có tiềm năng khoáng sản vào quy hoạch.

Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất cao với việc siết chặt công tác quản lý, khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng tại các mỏ không phép, đồng thời phải bổ sung quy hoạch mỏ, đảm bảo nhu cầu sử dụng, ổn định thị trường.

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận công tác quy hoạch, quản lý khai thác khoáng sản thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt, đã khẳng định được vai trò tham mưu của UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan trong công tác quy hoạch và tổ chức đấu giá mỏ khoáng sản.

Thời gian gần đây, lực lượng công an và các ngành chức năng, địa phương liên quan đã phối hợp, kiểm tra, kiểm soát, xử lý khai thác vận chuyển đất, cát trái phép, bước đầu đã có tác động lớn.

Về vấn đề sử dụng nguồn vật liệu đất, cát san lấp mặt bằng công trình phục vụ xây dựng NTM, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, đây là chủ trương đúng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đã góp phần xây dựng NTM thành công.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường toàn diện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, khai thác mỏ; rà soát lại quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và tổ chức đấu giá, cấp quyền khai thác khoáng sản; hoàn thổ, đóng cửa đối với những mỏ đã hết hạn; rà soát nhu cầu đất, cát phục vụ xây dựng NTM và quản lý chặt chẽ không để lợi dụng.

ximang.vn (TH/ Báo Hà Tĩnh)

 

Các tin khác:

Xi măng Long Sơn tặng nhà tình nghĩa cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Ninh Bình ()

Tuyên truyền, đối thoại và tư vấn pháp luật cho NLĐ tại Cty CP Xi măng Ngũ Hành Sơn ()

Vissai tổng kết Chương trình "Xuân Kỷ Hợi - Lộc tới muôn nơi" ()

Điểm tin trong tuần ()

SCG ra mắt dòng xi măng công nghệ nano SCG Super Xi măng ()

Hội thảo "Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất xi măng" ()

Diễn đàn BĐS Công nghiệp Việt Nam 2019 với chủ đề “Bối cảnh mới - chính sách mới - cơ hội mới” ()

Viglacera khánh thành dây chuyền sản xuất bê tông khí công suất 200.000 m3/năm ()

Xi măng Cẩm Phả hỗ trợ xi măng cho các địa bàn khó khăn tại Quảng Ninh ()

Điểm tin trong tuần ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?