Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Điểm tin trong tuần

27/09/2013 9:44:47 AM

Phát triển bền vững trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng là vấn đề được quan tâm nhiều trong tuần qua

1. Vấn đề được đề cập đến trong sự kiện Green - Biz 2013 vừa diễn ra tại Hà Nội thu hút 70 doanh nghiệp châu Âu cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trong việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện chuyển đổi công nghệ theo hướng xanh hóa. Thị trường Việt Nam cũng được đánh giá là khá rộng lớn cho các công ty trong nước và quốc tế tham gia, nhưng đây cũng là thị trường còn khá nhiều rào cản cho việc tiếp nhận các công nghệ xanh hóa. Rào cản lớn nhất được đề cập đến là thiếu vốn chuyển đổi công nghệ xanh hoá. Mặc dù nhận định, Việt Nam là thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp cung cấp các thiết bị liên quan tới phát triển môi trường bền vững, với trên 90% tổng số các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng với kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, bà Stam - chuyên gia phát triển kinh doanh của Dự án MEET-BIS khuyến cáo các doanh nghiệp khi cung cấp các thiết bị năng lượng nên tập trung vào những doanh nghiệp có khả năng chi trả cao và đang tiêu tốn nhiều năng lượng, như các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, tòa nhà văn phòng, dệt may, da giày, sản xuất thép và giấy.

2. Một động lực quan trọng khác thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng xanh là việc chính phủ các nước đưa ra các tiêu chuẩn mới về vật liệu xây dựng theo hướng thân thiện với môi trường. Vật liệu xanh trong ngành xây dựng có thể được biến từ xơ dừa, vỏ trấu, rơm.Thị trường này được dự báo sẽ đạt 406 tỉ USD vào năm 2015. Không chỉ có vỏ trấu, các phế phẩm của ngành nông nghiệp như rơm, xơ dừa cũng được tận dụng để sản xuất vật liệu xây dựng. Kirei USA (Mỹ) đã phát triển công nghệ sản xuất ván gỗ từ thân cây lúa miến (loại cây lương thực được trồng ở vùng có khí hậu ấm). Sản phẩm này có tên là Kirei đang được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong trang trí vì có tính thẩm mỹ cao.

3. Một giải pháp hữu hiệu cho ngành vật liệu xây dựng xanh đó là: Vật liệu xây dựng không nung. Theo ước tính của Bộ Xây dựng, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát triển này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên. Để đạt được mức đó, lượng đất sét phải tiêu thụ tương đương với 30.000ha đất canh tác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề an ninh lương thực và các nguồn năng lượng không thể tái tạo trong tương lai. Để tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) không nung và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung, trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển VLXD không nung để từng bước thay thế gạch đất sét nung, hạn chế sử dụng đất sét và than - những nguồn tài nguyên không thể tái tạo, góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2. Vấn đề này đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 567/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung. Theo đó, từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây dựng. Với những ưu điểm đó, VLXD không nung là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.

4. Theo Ông Nguyễn Công Minh Bảo, Giám đốc Phát triển bền vững Công ty Holcim Việt Nam cho rằng, sử dụng những sản phẩm vật liệu xanh, giải pháp xanh trong kiến trúc là một giải pháp tất cả cùng có lợi và không hề đắt đỏ như nhiều người vẫn quan niệm. Theo một nghiên cứu của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, ý thức sử dụng VLXD xanh tại Việt Nam còn chưa cao. Hiện tại, ở Việt Nam mới có 15% chủ đầu tư ưu tiên sử dụng sản phẩm là VLXD xanh. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang trầm lắng nên sự quan tâm đối với các giải pháp xây dựng bền vững thấp đi. Tôi cho rằng, cơ quan quản lý và các nhà đầu tư vẫn phải thúc đẩy chiến lược phát triển sản phẩm VLXD xanh, thân thiện môi trường nếu muốn nhìn xa hơn 5 năm, 10 năm.

5. Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo từ Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, nhiều công ty sản xuất xi măng thuộc đơn vị này đã lên kế hoạch tăng giá bán xi măng khoảng 8-9% so với mức giá hiện hành. Thông tin này cũng đã được đăng tải trên trang Cemnet.com với sự lý giải nguyên nhân tăng giá là do tăng các chi phí đầu vào như giá xăng dầu, than và điện đều tăng....

PT (tổng hợp)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?