Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức - Sự kiện

Tăng giá điện: Làm rõ việc mua rẻ bán đắt

01/08/2013 3:17:20 PM

Giá điện bán cho EVN chỉ hơn 700 đồng/kWh, trong khi giá bán điện bình quân đang áp dụng là 1.437 đ/kWh, vậy gần 700 đồng tiền chênh lệch có hợp lý không?

>> Từ 1/8, giá bán điện tăng thêm 5%

Cần làm rõ 700 đồng/kWh tiền chênh

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc tăng giá điện lần này đã được dự báo từ trước và nằm trong kế hoạch, lộ trình tăng giá điện hàng năm. Tuy nhiên, việc tăng bất ngờ, không thông báo trước cho khách hàng vốn là “truyền thống” xưa nay của ngành điện.


Chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành điện cần làm rõ vì sao mua rẻ bán đắt

“Việc thông báo tăng giá vào buổi tối hay vào thứ Bẩy, Chủ nhật là kỹ thuật của ngành điện. Nhưng điều quan trọng là việc tăng 5% có hợp lý hay không”, ông Phong nhấn mạnh.

Ông Phong cho biết, theo thông tin trên truyền hình, giá điện của các công ty tư nhân bán cho EVN chỉ khoảng hơn 700 đồng/kWh, nhưng giá EVN bán ra lên tới 1.437 đồng/kWh.

“Vậy số tiền chênh 700 đồng/kWh đã được tính vào những chi phí nào để có mức tiền chênh lớn như thế. Điều này cần phải được làm rõ”.

Việc EVN cho rằng, tăng giá để có đủ tiền đầu tư cũng là không hợp lý. Bởi lẽ hiện nay chủ trương đang là xã hội hóa ngành điện, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào thị trường điện. Vì vậy, việc tăng giá điện để có tiền đầu tư là không hợp lý.

Còn về những khoản nợ khổng lồ mà EVN đang phải “gánh”, cũng cần phải làm rõ xem những khoản nợ này do đâu, do giá bán không bù đắp được chi phí hay do đầu tư ngoài ngành, quản lý lỏng lẻo, dẫn đến thất thoát tài sản.

“Nếu bù lỗ do chi phí tăng cao thì cần làm rõ cụ thể giá cũng như các chi phí đầu vào để xác định xem lỗ bao nhiêu, từ đó cân đối tài chính để trả nợ”, ông Phong nhấn mạnh.

Nói về thời điểm tăng giá điện là ngày 1/8, ông Phong cho rằng, EVN đã rất “khôn ngoan” khi tăng giá vào lúc này vì chỉ số CPI đang thấp, đây cũng là thời điểm người dân đang thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp thì hàng tồn kho lớn, nên việc sản xuất không nhiều.

Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc tăng giá điện thêm 5% dù ít dù nhiều sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân, làm tăng lạm phát.

Điểm không hợp lý của ngành điện được ông Doanh chỉ ra là lúc đầu ngành điện quy định giá tăng riêng đối với thép và xi măng, đây là 2 lĩnh vực tiêu thụ điện lớn, nên việc tăng giá là cần thiết. Tuy nhiên, đến khi thực hiện thì không nói mức tăng với 2 ngành này.
   
Những khoản nợ khổng lồ mà EVN đang phải “gánh”, cũng cần phải làm rõ xem những khoản nợ này do đâu, do giá bán không bù đắp được chi phí hay do đầu tư ngoài ngành, quản lý lỏng lẻo, dẫn đến thất thoát tài sản.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong
Đánh giá về việc giá điện có cơ hội lần tiếp nữa trong nửa cuối năm nay hay không, ông Phong cho rằng sẽ phụ thuộc vào các “lý do” EVN sẽ đưa ra như: bù lỗ hay đầu tư.

Còn việc tăng giá do chi phí tăng sẽ khó. Bởi lẽ chi phí cho ngành điện sẽ khó tăng từ nay đến cuối năm. Nguồn nước cho thủy điện năm nay cũng dồi dào. Trong khi đó cung – cầu khá ổn định, doanh nghiệp sản xuất ít, nên không có áp lực thiếu điện.

“Nếu có tăng thì sẽ do tăng giá bán than cho điện, nhưng mức tăng sẽ rất nhẹ”, ông Phong nhấn mạnh.

Khó khăn chồng chất

Giá điện tăng, có lẽ 2 ngành thép và xi măng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo lãnh đạo một doanh nghiệp sản xuất thép, giá điện bán cho sản xuất thép và xi-măng có mức khá cao, từ 59% đến 187% giá bán lẻ điện bình quân, tùy cấp điện áp và thời gian sử dụng điện vào lúc bình thường, thấp hay cao điểm.

Theo ông, trong hoàn cảnh doanh nghiệp đang phải gồng mình do áp lực lạm phát, lãi suất cao, đầu ra thị trường vẫn trầm lắng, chi phí sản xuất liên tục tăng lên thì việc EVN tăng giá điện sẽ tăng thêm khó khăn hơn nữa cho doanh nghiệp.

Vị này tính toán: “Hàng năm, công ty chi khoảng 20 tỷ đồng chi phí tiền điện. Nếu điện tăng 5%, trước mắt chúng tôi phải bù chi phí tiền điện thêm hơn 1 tỉ đồng thì rõ ràng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị khó khăn hơn rất nhiều. Đó là chưa kể các khoản chi khác do giá điện tăng sẽ kéo theo việc tăng giá của hàng loạt nguyên liệu đầu vào”.

Cùng quan điểm, trả lời trên báo chí, bà Trần Thị Minh Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty công nghiệp Xi-măng Việt Nam (Vicem) cho biết: “Giá điện cho sản xuất xi-măng hiện đã lên tới hơn 200 nghìn đồng/tấn. Nếu giá điện tăng lên nữa chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngành xi-măng bởi lẽ giá xi-măng không thể tăng lên được nữa. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể và hầu hết các doanh nghiệp sản xuất xi-măng sẽ lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn”.

Theo bà Minh Anh, nếu nói vì công nghệ sản xuất lạc hậu, tiêu tốn điện năng cao mà tăng giá điện là không đúng. Hiện nay hầu hết các nhà máy đã chuyển sang lò quay, công nghệ hiện đại. Thêm nữa, nếu quy định giá điện cho sản xuất xi-măng cao hơn các ngành khác là không hợp lý bởi dù được khuyến cáo sử dụng nhiều điện năng vào giờ thấp điểm ở mức như hiện nay thì chi phí cũng đã rất cao rồi.

Ngoài việc chịu tác động trực tiếp từ giá điện, theo các doanh nghiệp họ còn phải chịu mức tăng giá từ 3 – 4% từ các nguyên vật liệu và chi phí khác như: nhân công, nhà xưởng, đại lý, vận chuyển,…

Theo VTCnews *

 

Các tin khác:

Quy hoạch khu vực nguyên liệu cho nhà máy xi-măng Thạnh Mỹ ()

Mỹ mở chiến dịch điều tra thép nhập khẩu từ 9 nước ()

Đưa 4 mỏ khoáng sản làm xi măng vào khai thác ()

Tọa đàm trực tuyến: “Để ngành Thép, Xi măng phát triển ổn định và bền vững” ()

Doanh nghiệp thép, xi măng bị "phân biệt đối xử"? ()

Kinh tế 6 tháng đầu năm: Những con số đáng suy ngẫm ()

Sản phẩm mới, vật liệu xây dựng mới bền vững với môi trường ()

6 tháng, doanh thu Vicem đạt 14.894 tỷ đồng ()

Giá điện riêng cho ngành thép, xi măng mới là ý tưởng ()

Việt Nam sẽ thành con hổ mới của châu Á nhờ bùng nổ xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?