Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức - Sự kiện

Doanh nghiệp thép, xi măng bị "phân biệt đối xử"?

16/07/2013 2:12:07 PM

Việc Bộ Công thương ban hành dự thảo cơ cấu giá bán lẻ điện, trong đó dự kiến tăng giá bán điện cho 2 ngành thép và xi măng thêm khoảng 2 - 16% so với các ngành khác đã nhận được nhiều ý kiến phản đối của doanh nghiệp 2 ngành này.

>> Ngành thép “phản pháo” tăng giá điện

“Tăng giá điện phải từng bước và chọn thời điểm thích hợp”


Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM)

Từ đầu năm đến nay, ngành xi măng vẫn rất khó khăn khi giá đầu vào như điện, xăng dầu, phí đường bộ đều tăng, trong khi giá bán không tăng. Thêm vào đó, thị trường chưa chuyển biến nhiều, nên áp lực đối với ngành xi măng là quá lớn. Hiện giá điện chiếm trung bình khoảng 20% giá thành, than chiếm khoảng 40%. Giá than trong nước đã đắt hơn giá than xuất khẩu, nên nếu tiếp tục tăng giá điện thì nhiều doanh nghiệp ngành xi măng sẽ khó sống.

  
Với việc đầu tư công nghệ, dây chuyền hiện đại, hiện các doanh nghiệp sản xuất thép, xi măng đã tiết kiệm được khoảng 40% lượng điện năng tiêu thụ

Nếu nói việc tăng giá điện vì xi măng tiêu tốn điện năng thì chưa chính xác. Tất cả các dây chuyền của VICEM đều thuộc loại tiên tiến. Các đơn vị thành viên đều áp dụng tiết kiệm điện hiệu quả. Theo tính toán, mỗi tấn sản phẩm xi măng tiêu tốn trung bình khoảng 100 KWh, nhưng tại VICEM, nhiều dây chuyền chỉ tốn từ 65 - 72 KWh, chưa có dây chuyền nào đến mốc tiêu thụ bình quân. Ngoài ra, không riêng gì VICEM, mà cả ngành xi măng đều tập trung sản xuất vào ban đêm, tức là vào giờ thấp điểm. Điều này có thể nhìn thấy ở biểu đồ phụ tải của bất kể nhà sản xuất nào. Như vậy, ngành xi măng đã tham gia giải quyết khó khăn cho ngành điện. Trong lúc khó khăn này, ngành điện còn tăng giá là đánh vào nỗ lực tiết kiệm điện năng của toàn ngành xi măng.

Đối với VICEM, chúng tôi đồng ý với lộ trình tăng giá điện để đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất, đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm điện của các nhà sản xuất bằng việc cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, việc tăng giá điện phải tiến hành từng bước và vào thời điểm thích hợp.

“Phải minh bạch thông tin giá điện”

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt

Quan điểm của tôi là không ngành nào phải bao cấp cho ngành nào. Đảm bảo về giá để phát triển ngành điện là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc tăng giá điện hay không, tăng như thế nào phải có cơ sở và tính toán cụ thể, chứ không phải muốn tăng là tăng. Điều mà ngành điện cần làm là công khai giá điện của các nước trong khu vực như để từ đó tính toán giá điện trong nước cho phù hợp, bởi các nước này là thị trường cạnh tranh chính của ngành thép Việt Nam. Bộ Công thương cũng nên giải thích tại sao phải tăng giá để cho những người có liên quan đóng góp, như vậy, mới tạo được sự đồng thuận.

Hiện ngành công nghiệp Trung Quốc là đối thủ chính của các ngành công nghiệp Việt Nam, nên có thể lấy giá điện tại Trung Quốc để tính toán giá điện trong nước.

Quan điểm cho rằng vì dây chuyền của ngành thép hay xi măng lạc hậu, nên phải tăng giá điện cho ngành này là lý luận chưa chuẩn xác. Chẳng hạn, hiện dây chuyền của Pomina tiêu hao 365 KWh/tấn, trong khi công suất trung bình của các dây chuyền khác vào khoảng 600 KWh/tấn. Nếu giá điện tăng không hợp lý thì Pomina nói riêng và ngành thép Việt Nam nói chung sẽ giảm khả năng cạnh tranh, đặc biệt là đối với thị trường xuất khẩu.

“Cần phải có lộ trình thích hợp”

Lãnh đạo CTCP Thép Việt Ý (VIS)

Việc tăng giá điện đối với 2 ngành thép và xi măng như dự thảo cơ cấu giá bán lẻ điện của Bộ Công thương sẽ làm đội giá thép đầu ra, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thép trong nước. Trong khi đó, hiện ngành thép trong nước đang bị cạnh tranh rất gay gắt của thép nhập khẩu, đặc biệt là của thép Trung Quốc đang tràn lan ở thị trường Việt Nam. Hơn nữa, việc tăng giá điện với mức tăng cao hơn bình quân đối với ngành thép và xi măng vô hình trung đã tạo sự phân biệt đối xử giữa các ngành trong sản xuất - kinh doanh. Do vậy, việc tăng giá điện cần phải có lộ trình thích hợp để các doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất và đầu tư phù hợp, bởi hiện 2 ngành này đang vô cùng khó khăn .

Theo ĐTCK *

 

Các tin khác:

Kinh tế 6 tháng đầu năm: Những con số đáng suy ngẫm ()

Sản phẩm mới, vật liệu xây dựng mới bền vững với môi trường ()

6 tháng, doanh thu Vicem đạt 14.894 tỷ đồng ()

Giá điện riêng cho ngành thép, xi măng mới là ý tưởng ()

Việt Nam sẽ thành con hổ mới của châu Á nhờ bùng nổ xây dựng ()

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Công nghiệp xi măng ()

Ngành điện yêu cầu Hiệp hội Thép giải trình ()

Xuất lậu quặng sắt, thất thu 1.700 tỉ đồng/năm ()

Giá thép Trung Quốc tăng nhờ kỳ vọng chính sách của chính phủ ()

Vì sao ngành công nghiệp vật liệu xây dựng xuống dốc? ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?