Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Dự án mới

Hiệp hội Thép kiến nghị thu hồi 11 dự án thép chưa triển khai

05/10/2015 10:34:50 AM

Vừa qua, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã kiến nghị các bộ ngành liên quan về việc thu hồi 11 dự án thép chưa triển khai và 16 dự án thép khác không khả thi hoặc không tuân thủ về công nghệ sản xuất.

Theo ông Đỗ Duy Thái, Phó Chủ tịch VSA, cho rằng hiện nay công suất thép xây dựng cả nước đã lên đến 11 triệu tấn, trong khi đó tiêu thụ chỉ trên 5 triệu tấn, tức cung đã vượt gấp đôi cầu. Do đó, việc xem xét cắt giảm dự án thép không phù hợp quy hoạch, công nghệ lạc hậu là việc cần làm ngay.

“Cung gấp đôi cầu nên hiệp hội thép muốn kiến nghị theo hướng hạn chế, loại bỏ bớt dự án thép không phù hợp. Thông thường cung chỉ hơn cầu tối đa 30% nhưng ở Việt Nam cung thép đã gấp đôi cầu là sự bất hợp lý. Các nước khác cũng chỉ kiểm soát cung vượt cầu khoảng 20 - 30% để ngành thép còn phát triển,” ông Thái cho hay.

Hiện nay, theo ước tính của VSA, có 28 trong số 42 dự án đã đăng ký thực hiện giai đoạn 2013 – 2025 ít khả thi do chưa tuân thủ đầy đủ các quy định quy hoạch ngành thép, quy định về quá trình cấp phép đầu tư.

Sự đầu tư tràn lan trong ngành thép những năm gần đây đẩy chính ngành thép vào tính thế càng lúc càng khó khăn, cạnh tranh gay gắt khi công suất của nhiều loại như phôi, thép xây dựng, thép tấm cán nguội, ống thép, tôn mạ và sơn phủ màu đến nay đều đã vượt nhu cầu từ 1,5 đến 2 lần, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.


Dự án thép Formosa tại Hà Tĩnh.

Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cả nước trong năm 2015 dự báo gần 6 triệu tấn, nhưng công suất thép xây dựng của các nhà máy trên cả nước hiện lên đến 11 triệu tấn. Không chỉ có thép xây dựng, tình trạng cung vượt từ 1,5 đến 2 lần nhu cầu sử dụng cũng xảy ra đối các nhà sản xuất phôi thép, tôn mạ và tôn phủ màu. Cụ thể công suất phôi thép là 10 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ 5,5 triệu tấn/năm, công suất tôn mạ và sơn phủ màu đạt 2,5 triệu tấn/năm nhưng tiêu thụ chỉ khoảng 1,3 triệu tấn/năm.
Chuyên gia ngành thép Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, chia sẻ nguyên nhân chủ yếu của tình trạng cung vượt cầu là do trước đây nhiều địa phương chạy đua cấp phép dự án thép tràn lan, không tuân theo quy hoạch ngành thép.

Ông Cường cho biết trước đây Hiệp hội thép đã nhiều lần kiến nghị các bộ ngành, địa phương nên kiểm soát, không nên chấp thuận bừa bãi các dự án thép sẽ gây ra mất cân đối cung cầu. Đầu tư ồ ạt đến độ mất cân đối cung cầu cũng là sự lãng phí về mặt đầu tư xã hội.

Hậu quả của tình trạng cung vượt cầu đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trong vài năm gần đây phải rút khỏi các dự án thép bởi tiềm lực tài chính yếu, công nghệ thấp nên giá thành cao, khó cạnh tranh. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn, đủ tiềm lực vốn và đầu tư công nghệ cao hơn nên chất lượng tốt hơn, xuất khẩu được là có thể trụ lại.  Cũng có doanh nghiệp thép bắt đầu kêu lỗ, dẹp bỏ sản xuất, đặc biệt khu vực phía Bắc do cạnh tranh khốc liệt hơn nên số nhà máy thép bị đóng cửa nhiều hơn.

Trước đây, trong một văn bản gởi Bộ Công Thương cuối năm 2014, Hiệp hội Thép Việt Nam đã từng kiến nghị bộ này cần tăng cường rà soát các dự án thép nhằm loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan gây mất cân đối cung cầu thị trường thép trong nước.

Bích Ngọc (TH/ TBKTSG)

 

Các tin khác:

Vinacomin đầu tư hơn 2 tỷ USD xây dựng hai nhà máy Nhiệt điện tại Nghệ An ()

Bộ Xây dựng đồng ý chủ trương đầu tư dự án Khu phức hợp VICEM Hà Tiên ()

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ GPMB cho DA Trạm nghiền Xi măng Nghi Thiết ()

VCM triển khai dự án xây dựng Trạm nghiền xi măng tại Bình Định ()

DIC đầu tư xây dựng trạm nghiền xi măng tại Bến Tre ()

Ngân hàng BIDV và Bắc Á tài trợ vốn 3.150 tỷ đồng cho dự án nhà máy xi măng Tân Thắng ()

Tập đoàn thép JFE của Nhật sẽ đầu tư vào dự án khu liên hợp thép Formosa ()

Báo cáo tiến độ thi công dự án nhà máy Xi măng Sông Lam ()

Đảm bảo đúng tiến độ dự án Xi măng Sông Lam ()

BIDV tháo gỡ khó khăn về vốn cho dự án Xi măng Sông Lam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?