Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng

Công nghệ xanh - Xu thế chung của các nhà sản xuất thiết bị nhiệt gia dụng

21/04/2014 12:17:50 PM

Áp dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo đang là xu thế chung của các nhà sản xuất lớn, trong đó có cả những nhà sản xuất thiết bị nhiệt gia dụng. Trước thực trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp xây dựng định hướng phát triển bền vững trong sản xuất kinh doanh.

Tiết kiệm năng lượng với thiết bị gia dụng

Ước tính lượng CO2 thải ra bầu khí quyển sẽ tăng từ 31,5 Gton/năm trong năm 2012 đến hơn 43 Gton/năm vào năm 2035 nếu không có những biện pháp cắt giảm triệt để. Tại châu Âu, việc tiêu thụ năng lượng và phát thải chủ yếu đến từ 3 ngành chính: 25% từ công nghiệp, 30% từ giao thông vận tải và 30% từ thiết bị nhiệt gia dụng và thương mại.

Không nhiều người tiêu dùng biết rằng thiết bị nhiệt gia dụng chiếm tới 85% tổng lượng tiêu thụ trong gia đình. Vì thế tiết kiệm năng lượng khi sử dụng thiết bị gia dụng là phương pháp hiệu quả và có tác động lớn tới việc ngăn chặn xả khí CO2.

Vai trò của các nhà sản xuất

Vai trò của nhà sản xuất trong việc tạo ra các sản phẩm tiết kiệm năng lượng là cực kỳ quan trọng. Tại Việt Nam, các thiết bị gia dụng tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tái tạo đang ngày càng phổ biến như bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, máy nước nóng sử dụng bơm nhiệt (sử dụng nguồn năng lượng từ không khí). Thị trường máy nước nóng cũng ngày càng cạnh tranh gay gắt, trong đó dẫn đầu là Ariston - thương hiệu hàng đầu từ Ý trong lĩnh vực nhiệt gia dụng với hơn 26 năm hoạt động tại Việt Nam.

 

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy tiêu chuẩn thế giới (WCM) của Ariston.


Nói về vai trò của doanh nghiệp đối với sản phẩm xanh, ông Paolo Merloni - Chủ tịch Tập đoàn Ariston chia sẻ: “Hoạt động trong một ngành hàng mà yêu cầu về việc bảo vệ môi trường và cộng đồng là mục tiêu tối quan trọng đã trở thành động lực giúp chúng tôi không ngừng nỗ lực hướng đến mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Với vai trò là thương hiệu dẫn đầu trong ngành hàng, chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc bảo vệ môi trường, cung cấp những sản phẩm tiện nghi tối đa với mức năng lượng tối thiểu”.

Năm 2013 Ariston Thermo đã nỗ lực để có được 40% kết quả kinh doanh từ các giải pháp tái tạo và năng lượng hiệu quả và phấn đấu đạt 80% trong năm 2020. Đây là một trong những chiến lược quan trọng của Tập đoàn.

Công nghệ xanh từ bình nước nóng

Tại Việt Nam, Ariston là một trong những tập đoàn đầu tiên giới thiệu công nghệ tiết kiệm điện năng cho máy nước nóng, từ dòng máy truyền thống dùng điện đến dòng máy sử dụng giải pháp năng lượng tái tạo. Trong đó, tất cả các dòng sản phẩm đều được áp dụng những công nghệ hiện đại nhất về sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn của châu Âu về tiết kiệm năng lượng.

Ngày 11/4, Tập đoàn Ariston Thermo đã khánh thành nhà máy sản xuất máy nước nóng lớn thứ 2 châu Á tại Bắc Ninh với công suất 1 triệu sản phẩm/năm. Nhà máy còn áp dụng Hệ thống sản xuất tiêu chuẩn thế giới (WCM), trong đó có các chỉ tiêu về loại bỏ hao phí thông qua tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động môi trường, an toàn lao động, sử dụng lò tráng men hiệu suất cao nhằm giảm lượng tiêu thụ năng lượng. Với lợi thế từ các trung tâm nghiên cứu công nghệ chuyên sâu sẵn có cùng với việc áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn sản xuất thế giới (WCM) tại tất cả các nhà máy của mình, sản phẩm của Ariston sẽ được đáp ứng đồng bộ chất lượng “Made in Italy”, bao gồm cả yếu tố tiết kiệm điện năng.

Ông Paolo Merloni còn cho rằng, việc đầu tư công nghệ tiết kiệm điện năng cho sản phẩm là một xu hướng toàn cầu, đây hoàn toàn không phải là sự đầu tư đắt đỏ bởi giá trị bền vững mà sản phẩm đem lại. Mặc dù Việt Nam hiện chưa có các quy chuẩn về tiết kiệm điện trong nhà máy sản xuất và sản phẩm nhưng từ nhiều năm trước sản phẩm của Ariston đã đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn và tiết kiệm của châu Âu.

Ông đề xuất Chính phủ Việt Nam nên thể chế hóa quy định sản xuất tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường cho doanh nghiệp. “Những tiêu chuẩn đó sẽ góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, cũng là công cụ quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh của người tiêu dùng”, ông nhận định.
 

Quỳnh Trang (TH/ Tiền phong)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?