Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Thanh Hóa tạo điều kiện phát triển vật liệu xây không nung

02/10/2018 4:02:06 PM

Thanh Hóa có 41 đơn vị sản xuất gạch không nung với tổng công suất thiết kế khoảng 900 triệu viên QTC/năm, chiếm 37,5 % công suất sản xuất vật liệu xây trên địa bàn tỉnh; đã đạt và vượt quy định tại kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 26/8/2014 của UBND tỉnh.


Thanh Hóa tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển vật liệu xây không nung.

Với lợi thế về nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN) dồi dào, Thanh Hóa đang từng bước thực hiện chương trình phát triển VLXKN theo Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, về sản xuất, sử dụng gạch không nung. Từ khi thực hiện các văn bản trên cho đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 41 đơn vị đầu tư công nghệ sản xuất gạch không nung, tạo ra một nguồn cung đa dạng, dồi dào phục vụ cho các công trình xây dựng của tỉnh cũng như các vùng lân cận.

Để khuyến khích và đẩy mạnh phát triển sản xuất VLXKN, trong thời gian vừa qua, dựa trên cơ sở chủ trương của Chính phủ và Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý để đưa VLXKN vào các công trình xây dựng. Ngày 3/7/2017, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2324/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

Nội dung quyết định trên nêu: Khuyến khích đầu tư sản xuất phát huy hết công suất, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng đối với các cơ sở có quy mô công nghiệp hiện có. Đầu tư các cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu đã và đang làm thủ tục cấp phép với công suất 239,8 triệu viên/năm. Thu hút đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch không nung tại các địa phương chưa có cơ sở sản xuất. Xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch không nung tự phát có chất lượng sản phẩm không đảm bảo quy định; khuyến khích các cơ sở thành lập doanh nghiệp, đầu tư công nghệ tiến tiến vào sản xuất. Mở rộng, nâng cao công suất tại một số cơ sở sản xuất hiện có tại các huyện với công suất 100 triệu viên/năm. Phấn đấu đến năm 2025, tổng công suất gạch không nung toàn tỉnh là 1.472,6 triệu viên QTC/năm, trong đó: Gạch xi măng cốt liệu 1.370,6 triệu viên, gạch bê tông bọt 32 triệu viên và gạch bê tông khí chưng áp 70 triệu viên/năm, đủ để đáp ứng nhu cầu vật liệu trên địa bàn tỉnh (1.250 triệu viên) phần còn thừa cung ứng các tỉnh lân cận.

Đại diện phòng Quản lý Vật liệu xây dựng - Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 41 đơn vị sản xuất gạch không nung với tổng công suất thiết kế khoảng 900 triệu viên QTC/năm và đang sản xuất cung ứng cho thị trường khoảng 350 triệu viên/năm. Để thực hiện tốt Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Xây dựng về sản xuất, sử dụng gạch không nung tỉnh Thanh Hóa đang tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất tại các huyện miền núi của tỉnh, nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Được biết, thông qua công tác quản lý, kiểm tra hàng năm cho thấy 100% công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước sử dụng hoàn toàn vật liệu xây là gạch không nung; nhiều công trình vốn khác và công trình dân sinh bước đầu cũng đã sử dụng sản phẩm này.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Gia Lai: Xem xét hiệu quả và lộ trình sử dụng gạch không nung ()

Bình Định: Giải quyết bài toán tiêu thụ cho gạch không nung ()

Bắc Kạn: Cần tính đến đầu ra của gạch không nung ()

Bình Dương: Đẩy mạnh phát triển gạch không nung trong xây dựng ()

Thanh Hóa: Phát triển gạch không nung, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ()

Hà Tĩnh: Tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây gạch không nung ()

Ninh Bình: Phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang có nhiều chuyển biến tích cực ()

Gạch không nung chiếm khoảng 26,5% so với tổng sản lượng vật liệu xây ()

Sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm VLXD từ tro, xỉ vẫn gặp nhiều khó khăn ()

Hà Tĩnh chú trọng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụng gạch không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?