Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Thanh Hóa: Giải pháp phát triển vật liệu xây dựng thay thế

26/04/2019 9:28:49 AM

Những năm qua, đi đôi với việc tăng cường quản lý vật liệu xây dựng nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương, triển khai thực hiện các giải pháp để phát triển vật liệu xây dựngmới dần thay thế các loại vật liệu xây dựng truyền thống. Nhiều dự án sản xuất vật liệu có quy mô lớn được đầu tư xây dựng, như xi măng, vôi công nghiệp, gạch gốm ốp lát, gạch không nung..., đã đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu cả về chất lượng và số lượng cho công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, có xuất bán ra thị trường ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu.


Công nhân Nhà máy gạch không nung Quảng Thái (Quảng Xương) trong ca sản xuất.

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch phát triển 7 nhóm vật liệu xây dựng, là vật liệu xây (gạch nung, gạch không nung), vật liệu lợp (nung và không nung), đá xây dựng, cát xây dựng (cát tự nhiên, cát nghiền), bê tông (cấu kiện và thương phẩm), vôi công nghiệp, tấm thạch cao. Đồng thời, quy hoạch cũng đã định hướng cụ thể để quản lý, kêu gọi đầu tư cho từng loại vật liệu xây dựng nhằm bảo đảm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực xây dựng, Sở Xây dựng đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh...

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp sản xuất xi măng, tổng công suất 14,13 triệu tấn/năm; 215 đơn vị sản xuất, chế biến đá xây dựng, tổng công suất thiết kế 7,016 triệu m3/năm; 36 đơn vị khai thác, kinh doanh cát xây dựng (cát tự nhiên), công suất 0,74 triệu m3/năm; 3 đơn vị sản xuất, kinh doanh cát xây dựng (cát nghiền), công suất 280.000 m3/năm; 131 đơn vị khai thác, kinh doanh đá ốp lát, công suất 18 triệu m2/năm; 42 đơn vị sản xuất gạch nung tuynel, tổng công suất thiết kế 920 triệu viên/năm; 41 đơn vị sản xuất gạch không nung, công suất 358 triệu viên/năm; 1 đơn vị sản xuất vôi công nghiệp, công suất 83,78 ngàn tấn/năm...; 1 đơn vị sản xuất gạch gốm ốp lát, công suất 7,5 triệu m2/năm.

Thực tế, trữ lượng mỏ, công suất thiết kế của các dự án sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, chất lượng và sản lượng các loại vật liệu hiện có đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá cát biến động theo hướng tăng mạnh, nguồn cát dần khan hiếm, nhiều công trình xây dựng buộc phải thi công trong tình trạng cầm chừng, nhất là san lấp mặt bằng các công trình giao thông xây dựng mới hoặc mở rộng. Quá trình khai thác cát tự nhiên có tác động xấu đến bảo vệ môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng lớn đến hệ thống đê điều, đất bãi sản xuất ven sông, nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, vì vậy, việc tìm đến nguồn nguyên liệu mới có thể thay thế cát tự nhiên là một tất yếu.

Đến nay, có khoảng gần 500 dự án sản xuất vật liệu chủ yếu, tổng giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng/năm. Ngoài ra, đã có thêm các loại sản phẩm mới được đầu tư, như cát nghiền từ đá để thay thế cát tự nhiên ngày một khan hiếm; gạch không nung (sản phẩm thân thiện với môi trường)... đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm tin dùng; cát nhiễm mặn được tuyển rửa, chế biến thay thế cát nước ngọt trong các công trình xây dựng, san lấp mặt bằng.

Từ thực tế nguồn tài nguyên và công suất khai thác hiện nay, theo dự báo của Sở Xây dựng, các loại vật liệu xây dựng sẽ khan hiếm trong thời gian tới. Đó là đất san lấp - loại khoáng sản này trong những năm qua, UBND tỉnh chỉ đạo chỉ xem xét, cấp phép các mỏ ngắn hạn, để phục vụ các công trình cụ thể; chưa được lập quy hoạch. Các mỏ đất đã được cấp phép chủ yếu phục vụ các công trình trọng điểm, thời gian cấp phép từ 2 đến 3 năm; các mỏ có chủ trương nhưng chưa đủ điều kiện để lập hồ sơ cấp phép. Đến nay, hầu hết các mỏ đã gần hết hạn, nguồn nguyên liệu đất san lấp đã cạn kiệt, có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh. Do chưa có trong quy hoạch nên chưa đủ điều kiện để gia hạn giấy phép hay cấp phép mỏ mới.

Nguyên nhân, theo Luật Quy hoạch 35/2018, không còn quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh; mà đổi thành phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh nằm trong quy hoạch tỉnh. Chính phủ cũng chưa ban hành nghị định hướng dẫn lập và phê duyệt phương án; vì vậy, tỉnh ta chưa có cơ sở để bổ sung các mỏ vật liệu chưa được quy hoạch vào phương án. Cát xây dựng (cát tự nhiên tại các mỏ ở sông, suối, hồ thủy lợi), theo quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5368/QĐ-UBND ngày 28/12/2018; trong đó, quy hoạch 99 mỏ cát làm vật liệu xây dựng công trình với trữ lượng khoảng 10 triệu m3 và trữ lượng bồi lắng hàng năm khoảng 8-10%. Theo tính toán của Sở Xây dựng, nhu cầu sử dụng cát công trình (cát bê tông và vữa) hàng năm khoảng 3 triệu m3, nếu chỉ khai thác cát tự nhiên (cát ngọt) chỉ trong vòng 5 đến 7 năm sẽ cạn kiệt.

Chính vì vậy những năm gần đây, tỉnh ta đã tập trung phát triển các loại VLXD thay thế, như gạch không nung. Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 104/KH-UBND ngày 26/8/2014 về Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 41 dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung và 12 dự án đang đầu tư xây dựng, với tổng công suất thiết kế khoảng 1,2 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm (44% tổng lượng gạch xây toàn tỉnh).

Cát nghiền từ đá, trên cơ sở đề tài “Nghiên cứu, sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên cho công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” do Sở Xây dựng thực hiện. Trên địa bàn tỉnh đã xác định được 168 mỏ đá (nằm trong quy hoạch) đủ điều kiện để sản xuất cát nghiền bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 9205:2012. Hiện nay đã có 3 đơn vị đầu tư sản xuất cát nghiền, với tổng công suất thiết kế 280.000 m3/năm (Công ty Phú Sơn (Nga Sơn), công suất 100.000 m3/năm; Công ty Hà Liên (Nông Cống), công suất 150.000 m3/năm; Công ty Fecon Hải Đăng, công suất 30.000 m3/năm).

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất cát nghiền thay thế cát tự nhiên (cát nước ngọt); tuyển rửa, chế biến cát biển, cát nhiễm mặn làm cát công trình (cát bê tông và vữa) và san lấp mặt bằng. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất để nâng cao chất lượng, sản lượng các loại vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Để đẩy mạnh phát triển các loại vật liệu xây dựng mới dần thay thế vật liệu xây dựng truyền thống, Sở Xây dựng đề nghị các chủ đầu tư, nhân dân sử dụng cát nghiền từ đá để sản xuất bê tông và vữa xây dựng; sử dụng phế thải tro, xỉ từ các dự án sản xuất công nghiệp để san lấp mặt bằng (nếu bảo đảm chất lượng, kỹ thuật). Đi đôi với quản lý, thì việc phát triển vật liệu xây dựng phải bảo đảm tính bền vững, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc sản xuất vật liệu xây dựng không làm ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng xã hội, di tích lịch sử văn hóa và bảo đảm an ninh - quốc phòng. Tập trung phát triển một số chủng loại vật liệu xây dựng của tỉnh có lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.

ximang.vn (TH/ Báo Thanh Hóa)

 

Các tin khác:

Rào cản đưa vật liệu xanh vào các công trình xây dựng ()

Gạch không nung và nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ()

Hải Phòng thực hiện chủ trương phát triển VLKN tiến tới xoá bỏ hoàn toàn gạch đất sét nung ()

Quảng Bình: Phát triển vật liệu xây không nung trở thành xu hướng mới ()

Quảng Ninh: Gạch không nung chưa thực sự đi vào đời sống ()

Kon Tum: Phát triển gạch không nung cần những chính sách hỗ trợ ()

Cần khuyến khích sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Công tác chế biến, tiêu thụ và sử dụng xỉ hạt lò cao tại Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (P3) ()

Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam ()

Phát triển tiềm năng gạch không nung tại Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?