Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Quảng Ninh: Gạch không nung chưa thực sự đi vào đời sống

26/03/2019 8:04:20 AM

Gạch không nung đã đi vào thị trường xây dựng ở Quảng Ninh và xuất hiện trên các công trình xây dựng có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, thế nhưng người dân thì không mặn mà với loại vật liệu mới này.

Tại sao gạch không nung - loại vật liệu xây dựng mới ưu việt, được Nhà nước quan tâm bảo trợ từ sản xuất đến tiêu dùng lại không thay thế được gạch nung cũ. Có nhận định cho rằng, gạch không nung mà thiếu cánh tay “bà đỡ” thì sẽ không được ưa chuộng ở địa phương.

Thực tế từ lò sản xuất gạch nung, không nung đến công trình xây dựng nhận thấy, về gạch không nung, ưu điểm về sản xuất đó là ít tác động đến môi trường, tận dụng được vật liệu tái tạo; có thể tận dụng phế thải công nghiệp ép thành gạch xây.

Ở Quảng Ninh thì sự so sánh trên có những nét khác biệt. Địa phương có mỏ đất sét tốt, trữ lượng nhiều nhất Việt Nam, tiêu biểu là gạch ngói Giếng Đáy nổi danh trên trường quốc tế trên 100 năm nay. Quảng Ninh còn là một vựa than Antraxit lớn nhất Đông Dương, sản lượng khai thác trên 40 triệu tấn/năm, bã sàng của than cũng đủ nhiệt lượng nung đốt gạch.


Bệnh viện Móng Cái xây bằng gạch không nung chấp nhận giá vận chuyển đắt hơn giá gạch nung sản xuất tại địa phương.

Quảng Ninh hiện có 36 lò nung gạch tuynel (cơ bản không còn lò vòng và lò thủ công), sản lượng nhiều nhất là nhà máy gạch Tiêu Giao (180 triệu viên/năm), kế đó là nhà máy gạch Đông Triều (100 triệu viên/năm) cùng thuộc Tổng Công ty Viglacera. Sản lượng ít là các nhà máy ở khu vực rẻo cao, như: Nhà máy gạch Đầm Hà (10 triệu viên/năm), nhà máy gạch ở huyện biên giới Bình Liêu (15 triệu viên/năm). Địa phương có 7 nhà máy gạch không nung trong đó lớn nhất là nhà máy gạch Thanh Tuyền (60 triệu viên/năm) ở thôn Xuân Bình, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều; nhỏ nhất là nhà máy gạch Lâm Hải (2 triệu viên/năm), ở huyện Hải Hà.

Nguyên lý sản xuất gạch không nung trước hết phải tận dụng nguồn tro bay chất phế thải của nhà máy nhiệt điện than, pha chế với xi măng, cát, phụ gia... đưa vào ép rung hoặc ép tĩnh cường độ cao, ngâm ủ đúng quy trình, đủ thời gian mới xuất xưởng. Quảng Ninh có 6 nhà máy nhiệt điện than, nhưng chỉ có tro xỉ của nhà máy nhiệt điện Mạo Khê là được tận dụng làm gạch không nung và là nguồn nguyện liệu chính của máy gạch Thanh Tuyền.

Các nhà máy gạch không nung khác, vật liệu đầu vào chủ yếu là mạt đá, xi măng và cát, ép rung cường độ thấp và cơ bản chưa hợp quy. Công nghệ tương tự như thời bao cấp đóng gạch ba vanh, chỉ khác là có nhà xưởng và ép gạch bằng máy. Cụ thể, viên gạch có độ ngậm nước cao, nặng tường, cường độ chịu lực yếu, lớp sơn bên ngoài nhanh hoen ố bong chóc. Một bệnh viện ở địa phương vừa xây xong, treo chiếc quạt lên tường còn rụng, không thể lắp đặt được các thiết bị y tế. Bất đắc dĩ, người sử dụng công trình phải khoét từng ô tường để gia cường bằng vật liệu khác có khả năng chịu lực cao hơn, mới gá lắp được thiết bị treo tường.

Gạch không nung hiện đang là sản phẩm có nhiều ưu việt, bởi nó biến phế liệu công nghiệp thành chính phẩm, nhưng trái với mong muốn, nguyên liệu chính lại làm bằng mạt đá (khai thác đá vôi nghiền ra thành mạt đá, phá cảnh quan môi trường), cát thì địa phương không có mỏ cát để sản xuất gạch. Làm gạch không nung bằng cát mỏ Vân Hải, cát Vân Hải là cát titan và cát phale thì lãng phí tài nguyên quý, giá thành viên gạch lại cao bèn thai thác vụng trộm gây sạt lở sông suối, đê điều; thành phần xi măng đương nhiên cũng phải nung đốt mới thành.

Gạch nung ở Quảng Ninh hiện chủ yếu sử dụng nguồn đất sét loại phẩm (sét chính phẩm dành sản xuất sản phẩm mỏng, gạch ốp lát), chất liệu viên gạch còn phải sử dụng đến 30% là bột xít than nghiền (mục đích để tự phát nhiệt khi bắt lửa và giảm trọng lượng viên gạch), bã sàng phụ phẩm của than sạch đang ùn đọng với khối lượng lớn ở các nhà máy sàng tuyển của mỏ than. Quảng Ninh không chỉ là vựa than, còn giàu tài nguyên đất sét đồi, lợi thế trong sản xuất gạch ngói nung và là địa phương xuất khẩu nhiều gạch ngói nhất toàn quốc.

Về tiêu dùng, không phải người dân khó từ bỏ thói quen sử dụng gạch nung, mà là sự lựa chọn thiệt hơn của khách hàng. Gạch qua lửa trai cứng, cường lực cao, ít chịu tác động xấu của thời tiết, đáp ứng các đối tượng công trình xây dựng. Ở vùng rẻo cao như Bình Liêu, Ba Chẽ... chuyển được viên gạch không nung ngược lên núi thì giá thành đắt gấp đôi viên gạch nung sản xuất tại địa phương.

Những nhà máy gạch không nung chất lượng thì bị “ngáng cửa” vì cạnh tranh giá. Ví dụ như nhà máy gạch Thanh Tuyền nguyên liệu chủ yếu là tro bay xỉ của nhà máy nhiệt điện than Mạo Khê, sản phẩm hợp quy tốt, đương nhiên giá cao hơn những viên gạch không nung sản xuất thủ công kiểu đóng gạch ba vanh.

Đây đó còn có tình trạng nhà thầu chạy theo lợi nhuận, tuồn gạch không nung giá rẻ vào công trình mà trên danh nghĩa là có hợp đồng mua vật liệu với đơn vị sản phẩm hợp quy tốt, để rút ruột công trình, khiến gạch Thanh Tuyền và các đơn vị sản xuất gạch không nung chính chuẩn bị không có chỗ đứng. Sở Xây dựng địa phương chưa chặt chẽ trong khâu kiểm kiểm tra, đánh giá chất lượng gạch nung tương ứng với các đối tượng công trình và hồ sơ hoàn công với thực tế sử dụng vật liện xây dựng công trình.

Thực tế trên, gạch không nung Quảng Ninh khó bắt nhập với thị trường xây dựng ở địa phương. Nên chăng cần nhìn nhận khách quan gạch nung và gạch không nung ở Quảng Ninh, địa phương đang như một đại công trường xây dựng, nhu cầu vật liệu xây dựng là rất lớn và chất lượng công trình cần được chú trọng.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Kon Tum: Phát triển gạch không nung cần những chính sách hỗ trợ ()

Cần khuyến khích sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Công tác chế biến, tiêu thụ và sử dụng xỉ hạt lò cao tại Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (P3) ()

Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam ()

Phát triển tiềm năng gạch không nung tại Việt Nam ()

Kon Tum: Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

Quảng Bình: Chú trọng quản lý chất lượng gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Hướng đi mới cho vật liệu xây không nung tiếp cận thị trường ()

Dùng gạch không nung Việt Nam giảm gần 2 triệu tấn CO2 ()

Doanh nghiệp khó tiếp cận ưu đãi về đầu tư sản xuất gạch không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?