Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Lâm Đồng: Để phát triển gạch không nung đúng lộ trình

03/12/2016 9:50:19 AM

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung, hạn chế sản xuất sử dụng đất sét nung, Sở Xây dựng Lâm Đồng vừa tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ đạt tổng công suất thiết kế 170-190 triệu viên/năm. 


Sản phẩm gạch không nung mới chất lượng tốt hơn đang tập kết tại công trình.
 

Còn chiếm tỷ lệ thấp 
 
Mặc dù từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020; năm 2012 tiếp tục có Chỉ thị tăng cường sử dụng vật liệu này. Nhưng trong thực tế, gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp, trong đó tỉnh Lâm Đồng cũng không ngoại lệ.

Trưởng phòng Kinh tế xây dựng, Sở Xây dựng Lâm Đồng Hoàng Văn Tĩnh cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 8 cơ sở sản xuất gạch không nung (gồm 2 ở Bảo Lộc, 2 ở Bảo Lâm, các địa bàn sau có 1 cơ sở/mỗi địa bàn: Đà Lạt, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Tẻh), tổng công suất đạt 53 triệu viên/năm. Có 3 cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục hồ sơ xét duyệt với công suất 30 triệu viên/năm; trong đó cơ sở của Công ty TNHH Tự Phước ở Đạ Huoai có công suất 10 triệu viên/năm. Với tổng sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu như vậy, theo ông Tĩnh, lượng gạch không nung được sử dụng trên địa bàn tỉnh (nhất là các huyện, thành phố phía Nam) còn do các cơ sở sản xuất ngoài tỉnh cung cấp.  
 
Phải khẳng định gạch không nung đã có chỗ đứng vững chắc trong các công trình và đang dần trở nên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Bởi gạch không nung có nhiều ưu điểm như: cường độ cao; độ bền cao trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt; cách âm tốt, hấp thụ và truyền tải nhiệt ít hơn gạch nung bằng đất sét; độ chính xác cao; mẫu mã đẹp, đa dạng; chống cháy; không độc hại; bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, để phát triển nhanh đối với gạch không nung, theo PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, không nên quy định “Chủ đầu tư xây dựng công trình sử dụng các loại vật liệu xây dựng không nung có trách nhiệm báo cáo về tình hình sử dụng vật liệu xây dựng không nung tới Sở Xây dựng địa phương 6 tháng và 12 tháng một lần” vì điều này sẽ tạo gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Cái cần làm là giám sát tuân thủ quy chuẩn. 
 
Tăng cường phát triển gạch không nung
 
Ngày 26/7/2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố trong tỉnh về tăng cường công tác quản lý đối với các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng và hoàn thiện kế hoạch sử dụng vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm phát triển vật liệu xây dựng không nung và lộ trình giảm dần, tiến tới chấm dứt sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch giai đoạn 2016 - 2020. 
 
Sở Xây dựng Lâm Đồng đã dự thảo Kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, về sản lượng, phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 đạt tổng công suất thiết kế từ 170 - 190 triệu viên/năm; sản phẩm cung ứng thị trường đáp ứng từ 65 - 70% công suất thiết kế. 
 
Sản lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng không nung toàn tỉnh đạt khoảng 95 triệu viên/năm (khoảng 35% tổng sản lượng vật liệu xây). Về chủng loại, phát triển đa dạng các sản phẩm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, dây chuyền sản xuất cần đầu tư đồng bộ, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Về công suất, gạch bê tông khí chưng áp có công suất thiết kế của một dây chuyền không nhỏ hơn 100.000 m3/năm (tương đương khoảng 125 triệu viên/năm)…
 
Sở Xây dựng cũng tham mưu không cấp phép đầu tư cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới các dự án sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đối với các lò hiện đang hoạt động, Sở này cũng đặt ra lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất, cụ thể như: lò thủ công, lò cải tiến chấm dứt trên địa bàn Đạ Tẻh, Cát Tiên trước 31/12/2017; lò đứng liên tục ở Lâm Hà trước 31/12/2020; lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trước 31/12/2018…
 
Cùng đó, kế hoạch phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung là đẩy mạnh cải tiến về quy mô, công suất thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm…; thu hút đầu tư mới dây chuyền sản xuất tại Khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội. Các công trình xây dựng đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên (không phân biệt nguồn vốn) phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ…
 
Tuy nhiên, thời gian qua, phản ánh từ phía sử dụng và thi công gạch không nung trên địa bàn tỉnh cho rằng “tại một số khối xây xuất hiện nhiều vết rạn, nứt, cường độ chịu lực không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng, mỹ quan, tiến độ và phát sinh kinh phí xây dựng công trình”. Để chấn chỉnh tình hình này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở KH&CN, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố khảo sát, đánh giá và xác định rõ nguyên nhân xảy ra tình trạng nêu trên. Ông Hoàng Văn Tĩnh cho chúng tôi biết: Sở đã có Văn bản số 1640/SXD-KT&VLXD, ngày 25/11, đề nghị các UBND huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá và xác định rõ nguyên nhân ban đầu của tình trạng và đề xuất những giải pháp tối ưu để khắc phục.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Lâm Đồng) 

 

Các tin khác:

Cần Thơ: Nghiệm thu dự án thiết kế, chế tạo máy ép gạch không nung ()

Lạng Sơn: Hiệu quả chương trình phát triển vật liệu xây không nung ()

Nghiệm thu và trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch không nung ()

Cao Bằng:Cần có cơ chế khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

ĐBSCL: Gạch không nung có thể thay thế hoàn toàn vật liệu xây dựng nung ()

Hà Giang: Sử dụng gạch không nung trong xây dựng góp phần bảo vệ môi trường ()

Hải Phòng: Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây không nung ()

Quảng Trị gặp nhiều trở ngại trong phát triển vật liệu xây không nung ()

Kon tum: Khó khăn, vướng mắc thực hiện lộ trình sản xuất gạch không nung ()

ĐBSCL: Sử dụng gạch không nung có nhiều lợi thế so với gạch đất sét nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?