Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Hải Phòng thực hiện chủ trương phát triển VLKN tiến tới xoá bỏ hoàn toàn gạch đất sét nung

05/04/2019 9:27:08 AM

Thực hiện chủ trương phát triển vật liệu không nung tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công của Chính phủ và Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hải Phòng đã có nhiều văn bản tham mưu cho UBND TP Hải Phòng và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đến nay, tình hình triển khai chương trình phát triển vật liệu không nung vẫn còn nhiều bất cập.

Thực hiện chương trình phát triển vật liệu không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, Sở Xây dựng Hải Phòng đã tham mưu UBND thành phố ban hành: Quyết định 1888/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 phê duyệt chương trình xóa bỏ hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng liên tục trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2018 về việc tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng đất sét nung trên địa bàn TP Hải Phòng thay thế cho Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 27/9/2012; Thường xuyên có các văn bản đôn đốc quận, huyện thực hiện.
 

Hải Phòng có hơn 90 cơ sở sản xuất gạch không nung với tổng công suất thiết kế hơn 462 triệu viên/năm.

UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cấp, ngành trong việc tuyên truyền chính sách phát triển vật liệu không nung của cấp Trung ương để các doanh nghiệp chế tạo, doanh nghiệp sản xuất, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế - thẩm tra - giám sát - kiểm định - thi công và mọi người dân khi đầu tư xây dựng công trình nhằm từng bước thay đổi thói quen sử dụng vật liệu từ đất sét nung đã tồn tại lâu đời. Từ đó, các tổ chức, cá nhân nắm bắt được thông tin sẽ có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật khi sản xuất, sử dụng vật liệu không nung.

Hải Phòng cũng thường xuyên chỉ đạo UBND các quận, huyện trong việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, không để phát sinh các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuynel.

Chỉ đạo cơ quan chức năng, các đơn vị sản xuất, các nhà thầu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu không nung, tuân thủ kỹ thuật thi công xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật theo quy định.

Chỉ đạo các cấp, ngành, chủ đầu tư, nhà đầu tư trong việc giám sát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, nhất là đối với các dự án đầu tư công phải sử dụng vật liệu không nung.

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 12/2017 trên địa bàn TP Hải Phòng có hơn 90 cơ sở sản xuất gạch không nung với tổng công suất thiết kế hơn 462 triệu viên/năm, trong đó một số cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế đạt 335 triệu viên/năm là Công ty CP Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc tại quận Kiến An với 3 dây chuyền tổng công suất thiết kế đạt 150 triệu viên/năm; Nhà máy gạch Dưỡng Động với công suất thiết kế 15 triệu viên/năm, nhà máy gạch Tân Phú Xuân với công suất thiết kế 50 triệu viên/năm tại huyện Thủy Nguyên và Công ty CP Xây dựng Sao Đỏ Hoàng Trường tại quận Dương Kinh với công suất thiết kế 30 triệu viên/năm (sản xuất thử nghiệm)...; còn lại chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ tại các quận, huyện và các doanh nghiệp sản xuất với quy mô nhỏ với tổng công suất khoảng 127 triệu viên/ năm. Sản phẩm chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu và gạch bê tông, ba banh.

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng đến nay tình hình triển khai chương trình phát triển vật liệu xây không nung vẫn còn nhiều bất cập, vật liệu xây không nung chưa được sử dụng rộng rãi do nhiều nguyên nhân như: Thói quen dùng gạch nung của các chủ đầu tư và người tiêu dùng; giá thành sản phẩm gạch không nung còn cao so với gạch đất sét nung; đội ngũ công nhân còn hạn chế trong thi công vật liệu không nung; các đơn vị sản xuất vật liệu xây không nung chưa tiếp cận được các chính sách ưu đãi trong đầu tư phát triển vật liệu không nung của Nhà nước; các nhà đầu tư, nhà thầu thi công chưa quan tâm đến việc sử dụng vật liệu mới trong công trình xây dựng, kể cả công trình sử dụng vốn ngân sách.

Ông Vũ Hữu Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng cho biết, nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây không nung, giảm dần sản xuất và tiêu thụ gạch đất sét nung theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng Hải Phòng đã tham mưu cho thành phố ban hành nhiều văn bản và thường xuyên có các văn bản đôn đốc quận huyện thực hiện.

UBND TP Hải Phòng đã đề xuất Chính phủ cần bổ sung thêm các Dự án sản xuất vật liệu không nung khác vào các ngành nghề được đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế nhập khẩu - xuất khẩu, nhất là đối với các đơn vị nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp đầu tư chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị sản xuất vật liệu không nung, sản xuất vật liệu không nung xanh.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hướng dẫn sử dụng, phân bổ quỹ chuyển giao công nghệ để hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung; Bộ Tài chính cần tăng mức thuế tài nguyên đối với đất sét làm vật liệu nung lên mức đối đa 15% để tăng khả năng cạnh tranh của vật liệu không nung và hạn chế việc sử dụng gạch đất sét nung.
 
ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Quảng Bình: Phát triển vật liệu xây không nung trở thành xu hướng mới ()

Quảng Ninh: Gạch không nung chưa thực sự đi vào đời sống ()

Kon Tum: Phát triển gạch không nung cần những chính sách hỗ trợ ()

Cần khuyến khích sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Công tác chế biến, tiêu thụ và sử dụng xỉ hạt lò cao tại Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (P3) ()

Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung tại Việt Nam ()

Phát triển tiềm năng gạch không nung tại Việt Nam ()

Kon Tum: Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

Quảng Bình: Chú trọng quản lý chất lượng gạch không nung trong các công trình xây dựng ()

Hướng đi mới cho vật liệu xây không nung tiếp cận thị trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?