Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Bình Dương: Sớm tháo gỡ khó khăn trong phát triển vật liệu xây dựng không nung

04/10/2018 9:26:37 AM

Để khuyến khích tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến 2020. Qua thời gian thực hiện quyết định này, trong cả nước nói chung, tại Bình Dương nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan.

Cơ chế, chính sách đã có

Các chuyên gia cho biết sản xuất vật liệu xây dựng không nung, ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhiều vùng miền ở trong nước (như cát, mạt đá...) và chất thải trong sản xuất công nghiệp (như tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép và các cơ sở công nghiệp). Chính vì thế, Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy phát triển vật liệu xây dựng không nung, trong đó chủ yếu là gạch không nung. Cụ thể như Quyết định số 1469 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Thông tư số 09/2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng; Thông tư số 157/2011 của Bộ Tài chính về danh mục vật tư làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng không nung và thiết bị cho dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng không nung được miễn thuế…
 

Dây chuyền sản xuất gạch ống không nung xi măng cốt liệu của Công ty TNHH Gạch ống không nung Ngôi sao Bình Dương (TX.Tân Uyên).

Ông Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết trong các chính sách về phát triển vật liệu xây dựng không nung thì Chỉ thị số 10/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung thiết bị và dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng không nung vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ 2009 đến 2015 để hưởng ưu đãi. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng không nung.

Tại Bình Dương, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 05/2013 về tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh. Mới đây nhất là Chỉ thị số 08/2018 về tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 1961/2018 về thực hiện lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

Sớm giải quyết khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh kết quả đã đạt được, theo đánh giá việc thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung vẫn còn gặp không ít khó khăn. Ông Hiệp cho rằng cơ chế, chính sách cũng như hành lang pháp lý tuy đã đủ nhưng chưa tạo hiệu quả do thiếu chính sách tín dụng đầu tư, thiếu chính sách kích cầu, chính sách ưu đãi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển gạch không nung nói riêng, vật liệu xây dựng không nung nói chung. Bên cạnh đó, các chính sách về thuế, phí trong danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm được ưu đãi chưa thực sự phát huy hiệu quả; các doanh nghiệp ngành xây dựng rất ít quan tâm và lập các dự án sản xuất để hưởng ưu đãi do rào cản hưởng ưu đãi cồng kềnh, thủ tục phức tạp.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hảo, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho rằng hiện nay, việc đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh đã được triển khai. Ngoài số doanh nghiệp sản xuất vât liệu xây dựng có điều kiện đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại, hiện nay các doanh nghiệp còn lại chỉ sử dụng dây chuyền sản xuất với công nghệ trung bình, thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao.

Trong khi đó, lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cho biết hiện nay, nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch đất sét nung vẫn còn nhiều, khai thác dễ dàng nên giá thành của gạch đất sét nung rẻ khiến vật liệu xây dựng không nung khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, muốn sản xuất vật liệu xây dựng không nung thì doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung hiện đại, công suất lớn, có tính tự động hóa cao. Tuy nhiên, hệ thống dây chuyền này chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản… giá rất cao, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để đầu tư.

Thực tế hiện nay, do thiếu thông tin về vật liệu mới, khá xa lạ so với vật liệu truyền thống khiến cho nhiều chủ nhà e ngại khi chọn lựa vật liệu mua để xây dựng nhà ở. Đại lý của tôi đã nhập về một số sản phẩm vật liệu xây dựng không nung, chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu, gạch bê tông bọt (gạch nhẹ), gạch con sâu... nhưng ít khách hàng đến hỏi mua, chị Linh, chủ một đại lý vật liệu xây dựng tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, cho biết.

ximang.vn (TH/ Báo Bình Dương)

 

Các tin khác:

Thanh Hóa tạo điều kiện phát triển vật liệu xây không nung ()

Gia Lai: Xem xét hiệu quả và lộ trình sử dụng gạch không nung ()

Bình Định: Giải quyết bài toán tiêu thụ cho gạch không nung ()

Bắc Kạn: Cần tính đến đầu ra của gạch không nung ()

Bình Dương: Đẩy mạnh phát triển gạch không nung trong xây dựng ()

Thanh Hóa: Phát triển gạch không nung, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ()

Hà Tĩnh: Tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây gạch không nung ()

Ninh Bình: Phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang có nhiều chuyển biến tích cực ()

Gạch không nung chiếm khoảng 26,5% so với tổng sản lượng vật liệu xây ()

Sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm VLXD từ tro, xỉ vẫn gặp nhiều khó khăn ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?