Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Vật liệu xanh - Giải pháp xử lý tro xỉ và thạch cao

19/10/2016 10:18:34 AM

Theo thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), hiện nay cả nước có 19 nhà máy nhiệt điện, ngoài ra còn có các nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, luyện thép. Hàng năm, trong quá trình hoạt động các nhà máy đã thải ra môi trường khoảng 11 triệu tấn tro, 5 triệu tấn xỉ đáy lò và khoảng 4 triệu tấn bã thạch cao. Đây được xem là nguồn nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng như phụ gia cho xi măng, bê tông vữa, sử dụng trong giao thông, gia cố nền… 


 
Giám sát phát thải vẫn dừng ở mức độ thấp
 
Về tình hình xử lý phát thải, ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (VLXD) cho biết, những năm vừa qua, các nhà máy thường vẫn xử lý một cách tự phát, chưa có ý thức cao trong việc xử lý phát thải. Hiện, tro xỉ và thạch cao được sử dụng đúng nghĩa phế thải, tức là có người đến mua thì các nhà máy đó bán, hoặc cho không, thậm chí là để ở trong bãi chứa 1 cách hổ lốn. Trong quy định về bảo vệ môi trường, khi nhiệt điện chạy than thải ra khí sunfurơ sẽ phải khử khí sunfurơ đến khi không độc. Khí khi thải ra môi trường đã không còn độc, nhưng bã đọng lại có cacbonat canxi và muối sunfat – gọi tắt là thạch cao vẫn chỉ được sử dụng đúng nghĩa là phế thải. 
 
Về giám sát của các Bộ ngành, trước năm 2014 việc này vẫn dừng ở mức độ thấp, chưa ráo riết, trong tương lai, sẽ còn có nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than và nhiều cơ sở sản xuất phân bón, nên theo dự kiến quy hoạch định hướng nhà máy nhiệt điện cũng như cơ sở sản xuất, dự báo đến năm 2020, các nhà máy phát thải có thể thải ra 30 - 40 triệu tấn phế thải/ năm. Để có thể chứa chỗ phế thải đó cần khoảng 600.000 ha, tức là 4 năm thì mất diện tích của một xã trung bình. 
 
Trước thực trạng đó, ngày 23/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành Quyết định 1696 về một số giải pháp xử lý tro, xỉ, thạch cao, tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất. Mục tiêu của các giải pháp này là xử lý phế thải đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cũng như sử dụng trong xây dựng. Giảm diện tích bãi thải. Và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong sản xuất VLXD.
 
Đã có hành lang pháp lý
     
Theo các chuyên gia, để giải quyết tận gốc xử lý phế thải của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón, trở thành VLXD hoặc công cụ cho việc xây dựng, cần cột trách nhiệm của các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện chạy than, nhà máy phân bón hóa chất. Bởi trước đây, họ chỉ chú ý đến sản phẩm, trong khi phế thải của nhà máy thì chưa được để tâm đúng mức. Trước thực trạng đó, trong Quyết định 1696 đã cột trách nhiệm phải phân loại, sơ chế đảm bảo đủ tiêu chuẩn sử dụng làm VLXD, nguyên liệu sản xuất VLXD. Chế tài của Quyết định 1696 chỉ cho một nhà máy nhiệt điện mới đầu tư được sử dụng bãi chứa chất thải trong vòng 2 năm. Còn các nhà máy trước đây, từ nay đến năm 2020 sẽ phải rà soát lại diện tích sử dụng bãi phế thải thừa, và cũng chỉ được sử dụng trong 2 năm. Đây là một chế tài mạnh và hiệu quả, bởi nếu bãi thải đầy thì nhà máy không thể sản xuất được mà phải dừng sản xuất để xử lý phế thải. 
 
Ông Tới cho biết, ngay khi Quyết định này có hiệu lực, không chỉ các Bộ, ngành, địa phương mà cả các doanh nghiệp cũng phải tập trung thực hiện. Hiện, mỗi nhà máy, mỗi cơ sở có một điều kiện riêng nhất định, ví dụ như nhà máy gần đường giao thông thì sẽ được sử dụng thuận lợi hơn, như nhà máy Phả Lại, Ninh Bình đã xử lý gần như không còn phế thải. Hoặc nhà máy Cao Ngạn, tuy địa điểm ở xa nhưng khi Quyết định 1696 có hiệu lực, đã chủ động ký hợp đồng với các đơn vị xử lý phế thải, nên tính đến thời điểm hiện tại đã không còn phế thải. Hoặc nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, đã có hướng xử lý ngay từ khi nhà máy đi vào vận hành. Một số nhà máy khác còn phế thải hiện nay cũng đã có những hướng xử lý để tiêu thụ tro xỉ đó.
 
Về phía các Bộ chuyên ngành như Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, cũng đã có sự vào cuộc, chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề này rất tốt, tuy còn có một số khó khăn bởi một số chủ đầu tư vẫn chưa có hình thức thỏa đáng để thực hiện nghĩa vụ của mình triệt để trong việc xử lý tro xỉ thạch cao; nhưng trong thời gian tới sẽ buộc các đơn vị đó phải xử lý triệt để. Nếu bản thân đơn vị không thực hiện được thì phải bỏ tiền ra thuê đơn vị khác để xử lý. 
 
Đến năm 2020: Ít nhất 60% phế thải tro xỉ sử dụng làm VLXD
 
Cũng theo ông Tới, Chính phủ đã ban hành Nghị định quản lý VLXD – Nghị định 24a, ngày 4/5/2016, quy định đối với những cơ sở sản xuất VLXD thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên được quy định trong Chương 5 của Nghị định, tất cả những sản xuất đó sẽ được đưa vào dạng được ưu đãi đầu tư trong Luật Đầu tư.
 
Bên cạnh đó, chương trình Phát triển VLXD không nung của Chính phủ ban hành năm 2010, đến nay các địa phương, Bộ ngành, người dân đã tiếp cận, thực hiện, và có kết quả tốt. Để hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng vật liệu này cần quán triệt tốt Nghị định 24a về quản lý VLXD; tiếp tục thực hiện tốt chương trình phát triển VLXD không nung, đặc biệt là chỉ thị của Thủ tướng tăng cường sử dụng VLXD không nung, hạn chế sử dụng gạch đất sét nung. Bộ Xây dựng cũng đang chỉ đạo rà soát, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xử lý, sử dụng phế thải thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất, để làm nguyên liệu sản xuất VLXD, như phụ gia cho xi măng, bê tông vữa, sử dụng trong giao thông, gia cố nền,… Bộ Xây dựng sẽ xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình khoa học trọng điểm về xử lý tro xỉ, thạch cao tại các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất. Mục tiêu tới năm 2020 phải sử dụng được ít nhất 60% phế thải tro xỉ thạch cao từ những cơ sở sản xuất đó.
 
Quỳnh Trang (TH/ Báo TNMT)

 

Các tin khác:

Công ty CP Trung Hậu: Tái chế triệt để tro xỉ than sản xuất vật liệu xây dựng độ bền cao ()

Vicem Hoàng Mai sử dụng tro bay làm giảm tác động đến môi trường ()

Thiết kế vật liệu mang cấu trúc tự nhiên ()

Cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng bền vững ()

Giảm yếu tố clinker trong sản xuất xi măng ()

Nam Định: Tập trung phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững ()

Nhà máy Xi măng Lưu Xá phát triển theo hướng bền vững ()

Xi măng Holcim Việt Nam: Sản xuất xanh vì môi trường xanh ()

Quảng Bình: Đẩy mạnh các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản ()

Cần nhanh chóng cụ thể hóa lộ trình cấm amiăng trắng tại Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?