Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Xử lý rác và tro xỉ trong sản xuất xi măng còn nhiều trắc trở

04/06/2022 7:58:39 AM

Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030 nhấn mạnh việc sản xuất xanh và kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, sản xuất xi măng ở Việt Nam bắt đầu chịu sức ép của việc giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế Net Zero.

Năm 2021, hàng loạt các đơn vị đã xúc tiến triển khai công nghệ sử dụng rác thải công nghiệp thông thường làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng, và đạt các bước tiến đáng kể.

Doanh nghiệp nào đang là động lực của ngành?

Từ 2019, Vicem đã triển khai chương trình “Nghiên cứu sử dụng rác thải công nghiệp thông thường làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường” tại một số đơn vị thành viên như Vicem Hà Tiên 1, Vicem Bút Sơn, Vicem Hạ Long và Vicem Sông Thao. 

Năm 2020, Vicem đã xử lý bùn thải tại 5 dây chuyền thuộc 4 đơn vị sản xuất xi măng (nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn, Hạ Long, Hà Tiên 1) với tổng khối lượng 15.000 tấn bùn thải; năm 2021 là hơn 70.000 tấn bùn thải, giúp thay thế 3 - 5% nguyên liệu sét. Kế hoạch năm 2022 toàn Vicem hướng tới xử lý là 86.000 tấn bùn thải.

Năm 2021 các đơn vị đã thực hiện xử lý khoảng 208.300 tấn rác thải, trong đó, Vicem Bút Sơn xử lý khoảng 94.600 tấn, tương ứng thay thế 21,77% tổng tiêu hao nhiệt năng sản xuất clinker; nhà máy Bình Phước xử lý khoảng 74.800 tấn, tương ứng thay thế 22,7% tổng tiêu hao nhiệt năng sản xuất clinker; Vicem Sông Thao xử lý khoảng 22.000 tấn, tương ứng thay thế 13,3% tổng tiêu hao nhiệt năng sản xuất clinker... 

Về sử dụng tro xỉ và thạch cao nhân tạo tại Vicem năm 2021, tổng lượng tro, xỉ sử dụng khoảng 2,2 triệu tấn, tỷ lệ sử dụng trong sản xuất xi măng là 9,3%; tổng lượng thạch cao nhân tạo sử dụng thay thế thạch cao tự nhiên bình quân khoảng 13,3%, riêng Vicem Sông Thao đã sử dụng 100% thạch cao nhân tạo. 

Việc sử dụng bùn thải thay thế sét trong sản xuất clinker với lượng bùn thải thực hiện năm 2021 khoảng 65.300 tấn, trong đó, Vicem Bút Sơn xử lý khoảng 53.700 tấn, Vicem Hạ Long xử lý khoảng 11.600 tấn.

Đến nay, rác thải công nghiệp thông thường được Vicem xử lý tại 7 dây chuyền thuộc 5 đơn vị sản xuất, với tổng khối lượng rác gần 120.000 tấn (năm 2020); hơn 200.000 tấn (năm 2021); kế hoạch năm 2022 toàn Vicem xử lý khoảng 276.000 tấn rác thải làm nhiên thay thế. 

Hiệu quả kinh tế khi thử nghiệm xử lý rác thải ở những dây chuyền xử lý thủ công tiết giảm được chi phí sản xuất từ 3.000 - 5.000 đồng/tấn clinker, những dây chuyền xử lý bán tự động tiết giảm chi phí sản xuất từ 8.000 - 15.000 đồng/tấn clinker. Từ cuối năm 2021, Vicem Bút Sơn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại. Đến nay, sau gần 5 tháng vận hành thử nghiệm, đơn vị xử lý thành công hơn 4.172 tấn chất thải nguy hại; với mức hỗ trợ chi phí xử lý là 400.000 đồng/tấn.

Ngoài ra phải kể đến Insee là đơn vị đầu tiên và duy nhất xử lý đa dạng chất thải công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại, chất thải không nguy hại và cũng là đơn vị xử lý chất thải duy nhất được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp giấy phép xử lý dầu nhiễm PCB, khí HCFC và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật POP… 

Theo ông đại diện Công ty, Insee đề cao việc ứng dụng tháp quản lý chất thải theo nguyên tắc “Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế” và công nghệ đồng xử lý được xem là một trong các giải pháp vượt trội để giải quyết vấn đề này so với phương pháp thiêu đốt hay chôn lấp. Thành công của Insee là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự là một yếu tố cốt lõi.

Bên cạnh đó, một số nhà máy đã đầu tư hệ thống cấp tro xỉ nhiệt điện làm phụ gia xi măng như Sông Gianh, Cẩm Phả, Long Sơn, Vissai… Tại đây, tỷ lệ tro xỉ làm phụ gia lên tới 20% và làm giảm giá thành do sản lượng xi măng tăng, trong khi lượng clinker không thay đổi.
Mô hình phễu quản lý chất thải (Nguồn: Insee Ecocycle).
Tiềm năng rất lớn

Tiềm năng xử lý chất thải trong ngành xi măng rất lớn, vì đây là giải pháp có nhiều lợi thế khi xử lý triệt để các loại chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, xử lý khối lượng lớn do tận dụng được lò đốt ở nhiệt độ cao sẵn có trong dây chuyền sản xuất, không đòi hỏi cao về phân loại rác, tỷ lệ thu hồi nhiệt cao, không phát thải thứ cấp và hệ thống giám sát khí thải liên tục 24/7, nhờ đó không cần các bãi chôn lấp, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan.

Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng phổ biến hiện nay với lợi thế về các đặc tính vốn có như nhiệt độ cao lên đến 2000°C, thời gian lưu cháy dài, môi trường kiềm. Các loại chất thải nguy hại sẽ được xử lý hoàn toàn triệt để. Năng lượng nhiệt thu hồi và các khoáng chất sẽ được trộn lẫn cùng clinker. 

Vẫn tại Vicem, riêng năm 2020 đã xử lý bùn thải tại 5 dây chuyền thuộc 4 đơn vị sản xuất xi măng (nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn, Hạ Long, Hà Tiên 1) với tổng khối lượng 15.000 tấn bùn thải; năm 2021 là hơn 70.000 tấn bùn thải, giúp thay thế 3 - 5% nguyên liệu sét. Kế hoạch năm 2022 toàn Vicem hướng tới xử lý là 86.000 tấn bùn thải.

Rác thải công nghiệp thông thường được Vicem xử lý tại 7 dây chuyền thuộc 5 đơn vị sản xuất, với tổng khối lượng rác gần 120.000 tấn (năm 2020); hơn 200.000 tấn (năm 2021); kế hoạch năm 2022 toàn Vicem xử lý khoảng 276.000 tấn rác thải làm nhiên thay thế. 

Hiệu quả kinh tế khi thử nghiệm xử lý rác thải ở những dây chuyền xử lý thủ công tiết giảm được chi phí sản xuất từ 3.000 - 5.000 đồng/tấn clinker, những dây chuyền xử lý bán tự động tiết giảm chi phí sản xuất từ 8.000 - 15.000 đồng/tấn clinker. Từ cuối năm 2021, Vicem Bút Sơn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại. Đến nay, sau gần 5 tháng vận hành thử nghiệm, đơn vị xử lý thành công hơn 4.172 tấn chất thải nguy hại; với mức hỗ trợ chi phí xử lý là 400.000 đồng/tấn.

Cần một chiến lược cho toàn ngành

Vừa qua, làm việc với Đoàn công tác Bộ Xây dựng tại Vicem Bút Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy nhấn mạnh, địa phương gặp khó khăn trong phát triển công nghiệp đi đôi với phát triển xanh, bền vững. Tỉnh Hà Nam ủng hộ, tạo điều kiện để Vicem Bút Sơn đẩy mạnh xử lý rác, bùn thải; phát triển kinh tế tuần hoàn. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đề nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ Hà Nam hoàn thiện 3 đồ án quy hoạch quan trọng; đồng thời phát triển đô thị bền vững.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng khẳng định: Bộ Xây dựng sẽ hỗ trợ, phối hợp tích cực với Hà Nam trong các vấn đề quản lý nhà nước của ngành.

Bộ trưởng nhấn mạnh, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước là đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nhằm phát triển xanh, bền vững; Vicem tích cực triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy giai đoạn đầu nhưng đạt kết quả khả quan. Doanh nghiệp đã thí điểm tham gia đồng xử lý chất thải, rác thải, tận dụng tro xỉ làm phối liệu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; tiết giảm chi phí biến đổi, chi phí sản xuất nên đạt được hiệu quả trực tiếp từ việc xử lý này.

Bộ trưởng yêu cầu, trong thời gian tới, Vicem tiếp tục phát huy kết quả tích cực đạt được trong sản xuất kinh doanh và trong triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, đồng thời khắc phục những bất cập, tồn tại. Đề nghị đơn vị hoàn thiện nâng cấp quy trình công nghệ xử lý, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, tiến tới tự động hoá. Bổ sung thiết bị, đa dạng hoá xử lý các loại chất thải khác. Nâng cao tỷ lệ thay thế nguyên nhiên liệu tự nhiên trong sản xuất xi măng. Đồng thời, rà soát công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, phát thải carbon thấp.

Vicem cần tổng kết đánh giá ưu và nhược điểm của mô hình này, đồng thời có kiến nghị đề xuất với Bộ Xây dựng, để Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ. Mô hình đồng xử lý cần được nhân rộng. Trong đó, Vicem đi đầu chủ lực, và ngành công nghiệp xi măng phát triển xanh, bền vững.
 
Cần coi tro xỉ là một dạng bán thành phẩm.
 
Kiến nghị về cơ chế, chính sách

Hiện nay, Vicem đang phải mua rác thải, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo và gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn phát thải, đầu tư mở rộng quy mô và tăng lượng chất thải xử lý. Theo quy định hiện nay, các đơn vị sản xuất xi măng không thuộc quy hoạch của địa phương về các cơ sở xử lý chất thải, chưa đáp ứng điều kiện xử lý chất thải nguy hại, đồng thời, chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng khuyến khích doanh nghiệp… Vicem chưa tiếp cận trực tiếp được nguồn cấp tro, xỉ mà mua từ đơn vị cung cấp thương mại, chi phí logistic cao. Thậm chí, chi phí tro, xỉ về đến nhà máy cao hơn từ 5 - 8 lần giá sét.

Vicem đề xuất Chính phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, Nghị định 40/2019/NĐ-CP, bổ sung các đơn vị sản xuất xi măng thuộc quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh để được tham gia đồng xử lý chất thải; sửa đổi quy chuẩn QCVN 41:2011/BTNMT cho phép các đơn vị sản xuất xi được xử lý chất thải công nghiệp thông thường và đồng xử lý chất thải nguy hại. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể chi phí xử lý cho từng loại chất thải, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo… công bố công khai để thu hút, thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn phát thải.

Vicem kiến nghị Bộ, ngành xem xét từng bước thí điểm xây dựng thị trường chất thải công nghiệp thông thường cạnh tranh; xây dựng quota phát thải chất thải, hình thành cơ chế tự phân loại, sơ chế chất thải tại nguồn khi thị trường tín dụng rác thải đi vào hoạt động; xây dựng, bổ sung quy định, chỉ dẫn về việc dán nhãn hiệu sản xuất xanh, thân thiện môi trường, ông Nhận kiến nghị.

Hiện nay, cả nước có 87 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô, theo công nghệ tháp trao đổi nhiệt và hồi lưu khí thải qua ống gió 3 từ máy làm nguội clinker. Nhưng cả nước mới chỉ có 3 đơn vị được cấp phép xử lý chất thải, chất thải nguy hại là Công ty Xi măng Insee (Kiên Giang), Công ty TNHH Sản xuất Xi măng Thành Công (Hải Dương) và Công ty Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa). Hai trong ba đơn vị này là xi măng liên doanh.

ximang.vn (TK/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 tăng cường thực hiện công tác bảo vệ môi trường ()

Cuộc đua phát triển xi măng “xanh” để chống biến đổi khí hậu ()

Xử lý chất thải không thể tái chế phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất xi măng ()

Đồng xử lý rác trong sản xuất xi măng để phát triển kinh tế tuần hoàn ()

Tái chế, tái sử dụng chất thải sản xuất vật liệu xây dựng ()

Đầu ra tro, xỉ nhà máy nhiệt điện đã có hướng giải quyết ()

Gạch từ nhựa phế thải hứa hẹn giải bài toán kép về môi trường ()

Thế hệ vật liệu xây dựng bền vững mới dựa trên công nghệ sinh học và công nghệ xanh ()

Bắc Kạn: Phát triển vật liệu xây dựng đảm bảo tính bền vững ()

Cần nhiều giải pháp đồng bộ để cát nghiền dần thay thế cát tự nhiên ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?