Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Các dạng vật liệu, cấu kiện cho phát triển bền vững khu vực đồng bằng sông Cửu Long

19/11/2021 2:23:07 PM

Các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp phát triển xây dựng bền vững khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có những giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao, thực hiện được ngay.

Kỳ vọng ứng dụng cầu nông thôn bằng bê tông UHPC

Theo Kịch bản nước biển dâng cho dải ven biển Việt Nam của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2014) thì, nếu mực nước biển dâng đến 100cm và khi không có các giải pháp ứng phó, sẽ có khoảng 17,8% diện tích TP HCM và có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập trong nước.

Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá phong phú bao gồm hệ thống sông thiên nhiên như sông Tiền, sông Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ, hệ thống sông Cái Lớn – Cái Bé, sông Giang Thành, các sông nhánh khác và kênh đào phát triển chủ yếu trong hơn 1 thế kỷ qua, thì nhu cầu về cầu nông thôn đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng rất lớn. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần 156.000 cây cầu cho giao thông nông thôn. Vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần có tiêu chí về cầu nông thôn.

TS. Trần Bá Việt – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Bê tông Việt Nam đặt vấn đề cần rất nhiều cầu nông thôn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cũng cần rất cần nhiều nguồn lực cho việc xây dựng những cây cầu này, nhưng làm thế nào để những cây cầu bền vững đến 100 năm, xây dựng nhanh, giá thành chấp nhận được. Thời gian vừa qua, trong khuôn khổ dự án LRAMP, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tài trợ xây dựng 03 cây cầu ứng dụng bê tông UHPC tại Việt Nam như: cầu Làng Cỏ (Thái Nguyên), cầu Khe Dợn (Nghệ An) và cầu Từ Ô (Trà Vinh).  Nhưng đó là nguồn lực bên ngoài, chúng ta cần phải xây dựng nhiều hơn nữa những cây cầu cho nông thôn khu vực đồng bằng sông Cửu Long với giá thành hợp lý, tuổi thọ hợp lý.
 

Cầu Làng Cỏ (Thái Nguyên) được xây dựng bằng bê tông UHPC.

TS. Trần Bá Việt đề xuất giải pháp xây dựng cầu nông thôn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long bằng bê tông UHPC cho phép giảm trọng lượng, giảm tiết diện, tăng độ bền, giảm chi phí bảo trì và thời gian sản xuất thi công nhanh. Ở Hậu Giang, TS Trần Bá Việt và cộng sự đã xây dựng một cây cầu sử dụng bê tông UHPC chỉ trong 14 ngày, có đội ngũ làm móng cầu và đội ngũ đúc cầu trong nhà máy. Hiện nay Nhà máy bê tông Thủ Đức 1 có khả năng đúc dầm cầu nông thôn rộng 4m, dài 33m, tải HL93 – tương đương xe tải trọng 35 tấn.

Việc đưa vào tính toán, mô phỏng cầu sử dụng bê tông UHPC đã có phần mềm dành cho bê tông UHPC, ngoài ra còn thể thể chạy trên các phần mềm như: Midas, Abaqus, hoặc có thể chạy trên Abaqus hoặc Atena, đặc biệt là cho nghiên cứu thì dùng Abaqus.

Tính cắt của dầm bê tông UHPC được tính theo khả năng kháng cắt của sợi thép, cắt của bê tông và cắt của cốt thép. Nếu như sợi thép và bê tông đủ kháng cắt thì không cần sử dụng cốt thép. Như vậy, chiều dày bảo vệ của bê tông UHPC chỉ cần dày 2cm, sẽ giảm tiết diện của dầm cầu. Nói cách khác, dầm bê tông bình thường nặng 60 tấn, thì dầm bê tông UHPC chỉ nặng 20 tấn, khiến cho việc vận chuyển, cẩu lắp dễ dàng hơn. Khi tĩnh tải giảm thì chi phí cho mố trụ giảm và cọc cũng giảm theo.

TS. Trần Bá Việt cũng cho biết, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thử tải xe 15 tấn ở 7 cây cầu ứng dụng bê tông UHPC thì đều đáp ứng về: tải trọng, võng, ứng suất và rung. Việc xây dựng tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật cho bê tông UHPC đang đến bước hoàn thiện cuối cùng, dự kiến ban hành vào đầu năm 2022. Hiện nay, đã có những nghiên cứu sử dụng tất cả các loại vật liệu thiên nhiên và phế thải của Việt Nam phù hợp và làm chủ thiết kế cấp phối cường độ chịu nén từ 120-180 MPa và cường độ chịu kéo từ 7 - 14,5 MPa. Thiết kế kết cấu dầm bê tông UHPC đã được làm chủ, hiện nay có 3 đơn vị tư vấn thiết kế. Về thiết bị công nghệ đã được nghiên cứu lựa chọn và thiết kế phù hợp với mức đầu tư và công suất. Hiện nay, các dầm UHPC được đúc trong nhà máy để bảo đảm chất lượng. Hi vọng kết quả này được nhân rộng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và trên cả nước.

Thích ứng “mềm” với các điều kiện tự nhiên


Chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp cho công trình bảo vệ bờ và một số đề xuất cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, PGS TS. Nguyễn Việt Phương – Đại học Xây dựng Hà Nội xác định việc bảo vệ bờ biển, đảo khu vực đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng, mang tính đa dạng do các điều kiện tự nhiên, tác động của con người và tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể.

Nhóm nghiên cứu của PGS TS. Nguyễn Việt Phương đề xuất các giải pháp triển vọng theo hướng thích ứng “mềm” với các điều kiện khó khăn của công trình bảo vệ bờ biển, đảo khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: sử dụng vật liệu rỗng tiêu sóng, bê tông rắn nhanh, bê tông cường độ siêu cao, cốt phi kim… phát triển các dạng cấu kiện kiểu mới, định hướng công trình đa năng kết hợp công trình bảo vệ bờ với hạ tầng giao thông, định hướng công trình xanh, bền vững. Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục có những nghiên cứu, thử nghiệm để hoàn thiện các giải pháp hiện có, đưa ra giải pháp mới vào nghiên cứu thực tiễn nhằm mục tiêu bảo đảm sự bền vững của công trình, giảm thiểu chi phí và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của xã hội.


Còn theo TS. Nguyễn Trung Hòa, Nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Phó Chủ tịch Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt Nam thì cần xác định sống chung với biến đổi khí hậu bởi thực tiễn cho thấy biến đổi khí hậu đã diễn ra từ rất nhiều năm trước và diễn ra ở nhiều nơi, không riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần hiểu rõ về vấn đề phát triển bền vững trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu, không nên đổ tất cả mọi bất cập, yếu kém trong thực tiễn cho biến đổi khí hậu.

Vấn đề rõ nét nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là ngập lụt. Trước đây, Cần Thơ không bao giờ ngập, nhưng gần đây cứ mưa một trận là ngập mặc dù theo dõi về các chỉ số biến đổi khí hậu cho thấy lưu lượng nước và tần suất mưa không vượt quá các dữ liệu trong lịch sử. Biến đổi khí hậu phải diễn ra trong một thời gian rất dài, không thể trong một vài năm mà biến đổi khí hậu có thể diễn ra.

TS. Nguyễn Trung Hòa khẳng định, bài toán đặt ra là công tác quy hoạch phát triển đô thị còn bất cập khi ngăn, chặn, làm hẹp các dòng chảy, làm thay đổi hệ sinh thái và môi trường,... Cần đặt vấn đề có phân tích, đánh giá trong phạm vi ngắn hạn, dài hạn để khắc phục tình trạng này trong công tác quy hoạch phát triển đô thị, và cũng phải có giải pháp tổng thể đối với cấp nước đô thị.

ximang.vn (TH/ Tạp chí BXD)

 

Các tin khác:

Yên Bái: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ thông số bụi và khí thải của các nhà máy xi măng ()

Phát triển đa dạng vật liệu xây dựng cho công trình ven biển, hải đảo ()

Chuyển đổi công nghệ để ngành sản xuất VLXD phát triển bền vững ()

Hướng tới nguồn nguyên vật liệu bền vững trong tương lai ()

Philippines: Biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng ()

Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải Dioxin/Furan và dl-PCB trong sản xuất xi măng tại Việt Nam ()

Xi măng Đồng Lâm áp dụng các giải pháp công nghệ trong việc bảo vệ môi trường ()

Những lý do nên sử dụng vật liệu xây dựng bền vững ()

Xi măng Bình Phước đốt rác thải tiết kiệm chi phí sản xuất ()

Sử dụng xi măng bền vững để chống biến đổi khí hậu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?