Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Sàng lọc dự án xi măng để bảo vệ môi trường

04/07/2017 2:31:01 PM

Trong bối cảnh ngành xi măng Việt Nam ngày càng có thêm các nhà máy mới đi vào vận hành thì khả năng cung càng vượt xa cầu. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự sàng lọc cao hơn về công nghệ hiện đại hơn, ít tiêu hao năng lượng và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đề nghị Bộ Xây dựng tổ chức rà soát việc thực hiện các quy hoạch liên quan. Trong đó tổ chức thẩm định và trình Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng giai đoạn 2017 – 2025, định hướng đến năm 2035 và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng đến năm 2025.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên cả nước tuân thủ tuyệt đối các quy định về bảo vệ môi trường cả trong quy trình khai thác nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển lẫn tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, cần ưu tiên đầu tư cho đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.
 

Ngày 3/7, ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cho biết hiện bộ này đang thực hiện việc rà soát, thẩm định lại Quy hoạch ngành xi măng.

Theo ông Bắc, nhìn chung Quy hoạch phát triển ngành xi măng những năm tới sẽ tăng tính sàng lọc để đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn.

Theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 80 dây chuyền sản xuất xi măng của 60 nhà đầu tư với tổng công suất 88 triệu tấn/năm và sẽ tăng lên trên 100 triệu tấn/năm vào năm 2020.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng dự báo từ năm 2017 trở đi ngành xi măng Việt Nam sẽ bắt đầu dư thừa do công suất của ngành tăng mạnh trong thời gian gần đây và tính cạnh tranh trong xuất khẩu giảm. Theo đó, dự báo tiêu thụ xi măng trong nước năm 2020 vào khoảng 82 triệu tấn, nghĩa là sẽ dư thừa 36 - 47 triệu tấn xét về công suất. Còn theo dự báo trong quy hoạch, với khả năng tiêu thụ trong nước năm 2020 là 93 triệu tấn thì sẽ dư thừa khoảng 25 - 36 triệu tấn xi măng.

Từ một nước nhập khẩu xi măng, từ năm 2010 trở đi Việt Nam đã xuất khẩu được mặt hàng này. Cao điểm, vào năm 2014, Việt Nam đã lọt vào các nước xuất khẩu xi măng và clinker cao của thế giới khi xuất khẩu được 20 triệu tấn. Nhưng sau năm 2014, tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam giảm sút. Năm 2015 xuất khẩu được 16,2 triệu tấn, giảm 18% so với năm 2014. Và năm 2016 xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam sẽ thấp hơn năm 2015 khoảng 2%.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2017 cũng cho thấy chỉ số tồn kho sản phẩm từ khoáng phi kim loại mà chủ yếu là xi măng trong nửa đầu năm nay tăng cao đến 31,1%. Sản xuất cả ngành xi măng trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 40,1 triệu tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ.

Lãnh đạo Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng dù không thông tin chi tiết về số liệu xuất khẩu nhưng cho biết riêng xuất khẩu xi măng trong 6 tháng đầu năm nay đạt khá thấp chứ không cao như kỳ vọng.

Trước đó, trong năm 2016 Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 14,7 triệu tấn xi măng và clinker, đạt giá trị 561 triệu đô la Mỹ. So với năm 2015 thì lượng xuất khẩu xi măng và clinker năm 2016 giảm 7,1% và trị giá giảm 16% và dự báo cả năm 2017 này xuất khẩu xi măng còn gặp nhiều khó khăn hơn do vừa cạnh tranh nội bộ, vừa cạnh tranh với các nhà xuất khẩu xi măng, clinker trong khu vực.
 
Quỳnh Trang (TH)

 

Các tin khác:

Vĩnh Phúc: Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường ()

Sức mạnh của sơn phủ trong xây dựng công trình xanh ()

Xử lý khí thải ngành sản xuất xi măng ()

FLSmidth: Giải pháp giám sát khí thải và nước thải liên tục cho các nhà máy xi măng ()

Hà Nội: Tái sử dụng phế thải xây dựng làm vật liệu xây dựng ()

Siam City Cement tiếp tục đổi mới công nghệ, phát triển và bảo vệ môi trường ()

Sử dụng tro, xỉ, thạch cao của nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 làm VLXD ()

Lựa chọn hệ thống quan trắc môi trường phù hợp ()

Quảng Ninh: Tăng cường công tác BVMT trong hoạt động sản xuất xi măng, nhiệt điện ()

Gạch thông minh - Tiêu chuẩn mới cho công trình xây dựng xanh ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?