Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Năm 2020: Việt Nam đặt mục tiêu chỉ còn khoảng 10% tỷ lệ rác chôn lấp

24/08/2018 10:53:18 AM

Gần 80% trong 15 triệu tấn rác thải sinh hoạt từ các đô thị và nông thôn hàng năm được xử lý bằng cách chôn lấp, chỉ 20% được thiêu đốt hoặc tái chế. Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, cho hay nếu tiếp tục xử lý rác thải theo cách trên sẽ tạo áp lực rất lớn tới quỹ đất chôn lấp, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh cho hay trong tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn tới năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó nhấn mạnh quan điểm chất thải rắn công nghiệp được coi là tài nguyên, được phân loại, thu gom, phù hợp với công nghệ quản lý. Đồng thời, khuyến khích quản lý chất thải thành nguyên nhiên liệu, các sản phẩm thân thiện môi trường.

Đến nay, toàn quốc có khoảng 82 dây chuyền xi măng, với tổng công suất thiết kế là 97 triệu tấn/năm và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

“Nhu cầu năng lượng để sản xuất xi măng là rất lớn. Nếu sử dụng chất thải tái chế làm nhiên liệu thay thế để sản xuất xi măng sẽ mang lại hiệu quả lợi ích to lớn trong công tác bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên", ông Khánh nói

Ông Thomas Loesche, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Loesche, cho hay hầu hết các bãi chôn lấp đều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường như làm nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn và phát thải khí methane tác động mạnh đến biến đổi khí hậu.

Chưa nói đến sự nguy hiểm của việc phát triển không kiểm soát của các bãi chôn lấp. Mùa xuân năm 2017, ở Sri Lanka, một bãi chôn lấp lớn đã sụp đổ sau những trận mưa lớn. Hơn 150 ngôi nhà đã bị chôn vùi dưới nhiều tấn chất thải, làm 24 người chết.

Theo bà Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Hạ tầng, Bộ Xây dựng, điều đáng mừng là khoảng 10 năm trở lại đây, các cơ sở xử lý rác thải đã hình thành. Tuy nhiên, những cơ sở này chủ yếu thuộc dạng nhỏ lẻ, chỉ 30 cơ sở có quy mô sản xuất lớn từ 200-300 tấn/ngày. Trong đó, chỉ 2 cơ sở tại TPHCM có quy mô tiếp nhận 1.000 tấn rác/ngày nhưng tỷ lệ xử lý và tái chế không cao, chủ yếu dưới dạng chôn lấp. Lý do khiến các cơ sở xử lý rác ít và chủ yếu dưới dạng nhỏ lẻ là do rác không được xử lý tại nguồn khiến chi phí xử lý cao và tỷ lệ nhiệt trị trong rác thấp.

Bà Tais Mazza, thuộc tập đoàn Loesche cho hay tại Đức và các nước châu Âu, người dân phải chịu chi phí rất cao khi thải rác ra môi trường. Nguồn thu này sẽ được dùng để xử lý rác thải. Do đó, nếu tạo được nguồn kinh phí xử lý rác thải thông qua phí xả thải sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này.

Bà Hương cho biết trước đây, phí vệ sinh rất thấp, chỉ bù đắp một phần công tác thu gom, vận chuyển, chưa bao giờ bù đắp được chi phí xử lý rác thải. Song hiện nay, chính sách mới đã chuyển các chi phí thu gom, vận chuyển thành giá dịch vụ. Trên cơ sở đó, có thể điều chỉnh tăng giá có lộ trình nhất định phù hợp với nền kinh tế của địa phương. Nguồn thu mới có thể đáp ứng một phần chi phí thu gom vận chuyển, tiến tới hỗ trợ chi phí xử lý, góp phần giảm bù đắp từ ngân sách nhà nước. Đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư tham gia xử lý có hiệu quả hơn nguồn rác thải tại Việt Nam.

Với nỗ lực đó, đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu chỉ còn khoảng 10% tỷ lệ rác chôn lấp so với 80% hiện nay.

ximang.vn (TH/ TBKTSG)

 

Các tin khác:

Hút bụi xi măng bằng hệ thống hút bụi xi măng tay áo ()

Vai trò của hệ thống hút bụi xi măng trong quá trình xử lý bụi ()

Bảo vệ môi trường từ sử dụng vật liệu xanh ()

Vai trò của vật liệu xanh trong xây dựng và phát triển đô thị ()

Quảng Ngãi: Quyết tâm xóa bỏ lò gạch thủ công ()

Vật liệu ít carbon và cách nhiệt cao là xu hướng trong tương lai ()

Quảng Ninh: Khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường ()

Sản xuất VLXD từ tro, xỉ là giải pháp cho bài toán môi trường tại Việt Nam ()

Xi măng và Khoáng sản Yên Bái hoàn thành việc lắp đặt thiết bị quan trắc tự động ()

Hà Tĩnh: Tích cực sử dụng tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện làm VLXD và làm nền đường giao thông ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?